Nội dung viện trợ phi chính phủ quốc tế

Một phần của tài liệu Huy động nguồn lực phi chính phủ quốc tế trong phát triển kinh tế xã hội ở một số nước châu á đang phát triển (Trang 32 - 34)

Về cơ bản, viện trợ phi chính phủ quốc tế nhằm mục đích phục vụ cho các lợi ích xã hội, với ý đồ và thiện chí hướng thiện, nhân văn. Viện trợ phi chính phủ

quốc tế thường tập trung cho các nhóm hoạt động cơ bản sau:

Cu tr khn cp ngn hn

Bắt nguồn từ nguồn gốc hình thành ban đầu của các NGO, hình thức hỗ trợ

khẩn cấp tiếp tục được duy trì là một nội dung hoạt động quan trọng của khu vực phi chính phủ nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu cấp bách của một nhóm cộng đồng nhất định trước những tình huống khẩn cấp như thiên tai, chiến tranh, các hoàn cảnh thương tâm, nhân đạo. Hoạt động này mang ý nghĩa nhân đạo, nhân văn cao. Các khoản hỗ trợ khẩn cấp có thể dưới dạng tiền, hàng hóa (đa số là thực phẩm, thuốc men, nhu yếu phẩm), dịch vụ, công sức và chỉ mang tính nhất thời, không đảm bảo lâu dài, giá trị không cao. Thông qua các phương tiện truyền thông, ảnh hưởng của hỗ trợ này được lan rộng và tạo ấn tượng sâu sắc trong xã hội, kích thích sự tham gia của cộng đồng xã hội vào hoạt động cứu trợ nói chung.

Hỗ trợ phi dự án/khẩn cấp là hình thức viện trợ bằng hàng hóa (thông thường dưới dạng lương thực, thực phẩm, hàng thiết yếu, thuốc men), tiền, hỗ trợ bằng

nhân lực tình nguyên, trang thiết bị, bí quyết, công nghệ trong các tình huống khẩn cấp như thiên tai, chiến tranh, cứu trợ các hoàn cảnh thương tâm, nhân đạo. Các khoản hỗ trợ này chỉ mang tính nhất thời, không đảm bảo lâu dài, giá trị không cao. Tuy nhiên các khoản hỗ trợ này đáp ứng kịp thời nhu cầu cấp bách của một nhóm cộng đồng nhất định và mang ý nghĩa nhân đạo, nhân văn cao. Thông qua các phương tiện truyền thông, ảnh hưởng của hỗ trợ này được lan rộng và tạo ấn tượng sâu sắc trong xã hội. Đây cũng là hình thức hoạt động sơ khai nhất của các NGO.

H tr d án dài hn

Hỗ trợ dự án là hình thức hỗ trợ đều đặn, theo những chương trình đã được hoạch định sẵn trong một khoảng thời gian dài hạn đã định nhằm ngăn chặn khả

năng lâm vào hoàn cảnh bần hàn và hướng tới sự phát triển lâu dài và bền vững cho

đối tượng hưởng lợi của dự án. Hỗ trợ này tuân theo triết lý “tự trợ giúp” hướng người thụ hưởng vào mô hình phát triển tự lực. Do tính lâu dài và bền vững, hỗ trợ

này thường có giá trị lớn hơn cứu trợ khẩn cấp, đòi hỏi trình độ quản lý cao hơn và

đem lại những thành quả to lớn hơn. Tuy nhiên, viện trợ dự án phi chính phủ bị giới hạn bởi nguồn lực, tài chính ngắn hạn trong khi đòi hỏi phải tài trợ trong dài hạn.

Hỗ trợ dự án được phân thành nhiều loại hình, phụ thuộc vào tính chất sử

dụng vốn viện trợ này:

Phát triển bền vững: thông qua dự án dài hạn về chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm, đào tạo. Hỗ trợ này tạo cơ hội lôi kéo cộng đồng tham gia nhằm hướng cho người dân tiếp cận triết lý tự huy động các nguồn lực ở ngay cơ sở của mình để phát triển bền vững. Các dự án phát triển bền vững có thể bao gồm các hợp phần đào tạo, tư vấn, chuyên gia, chuyển giao công nghệ, bí quyết.

Xây dựng cơ sở hạ tầng: nhằm giúp xây dựng những hạ tầng cơ sở, trang thiết bị quy mô nhỏ phù hợp với nhu cầu thiết yếu của cơ sở và giúp người dân ở cơ

sở quản lý và sử dụng có hiệu quả các hạ tầng này. Thường viện trợ xây dựng hạ

Giải quyết các vấn đề xã hội: là nội dung hoạt động chính của khu vực phi chính phủ. Các vấn đề xã hội phát sinh và tác động tới các nhóm đối tượng từ các nền kinh tế thị trường phát triển với khoảng cách xã hội giữa các giai tầng, các nền kinh tế chuyển đổi. Nhiều vấn đề như đói nghèo, giáo dục, chăm sóc y tế, phòng chống bệnh dịch, tệ nạn xã hội, vệ sinh môi trường… đã trở thành những vấn đề

bức xúc không chỉ trong phạm vi quốc gia mà đã mở rộng ra khu vực và toàn cầu. Trong khi khu vực tư nhân không quan tâm và khu vực nhà nước không đủ nguồn lực để giải quyết toàn bộ, khu vực phi chính phủđóng vai trò chủđạo điều phối việc giải quyết các vấn đề xã hội tại cấp cơ sở thông qua các dự án trung và dài hạn.

Tổ chức cung ứng dịch vụ: Dịch vụ là một ngành kinh tếđang có tốc độ phát triển mạnh và ngành dịch vụ lại rất đa dạng và rộng lớn, do đó nhà nước không thể

quản lý hay cùng với khu vực tư nhân cung cấp tất cả các dịch vụ cần thiết cho cuộc sống con người. Bên cạnh đó, có nhiều ngành dịch vụ, nhất là các dịch vụ công, hướng tới đối tượng chịu thiệt thòi trong xã hội, khu vực nhà nước không cần thiết phải trực tiếp quản lý và cũng không thể cung cấp đầy đủ như dịch vụđào tạo năng lực cộng đồng, dịch vụ tài chính vi mô giúp thoát nghèo. Đây là điều kiện thuận lợi cho khu vực phi chính phủđảm nhận việc cung cấp các dịch vụ này, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày một tăng trong xã hội.

Một phần của tài liệu Huy động nguồn lực phi chính phủ quốc tế trong phát triển kinh tế xã hội ở một số nước châu á đang phát triển (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)