Tổng quan về nguồn lực phi chính phủ quốc tế

Một phần của tài liệu Huy động nguồn lực phi chính phủ quốc tế trong phát triển kinh tế xã hội ở một số nước châu á đang phát triển (Trang 27 - 29)

Nguồn lực được hiểu chung nhất là những đầu vào được sử dụng trong các hoạt động hoặc chương trình/dự án để thực hiện mục tiêu của các hoạt động này.

Theo cách hiểu này, các nguồn lực có thể bao gồm nguồn lực tự nhiên, vật chất, tài chính, con người, xã hội..., nhưng chiếm phần lớn trong các nguồn lực này là nguồn lực tài chính.

Các nguồn lực của NGO quốc tế bao gồm nguồn lực “cứng” như: nguồn tài trợ tài chính (hay thường gọi là viện trợ); tài trợ hàng hóa, trang thiết bị; nguồn nhân lực thông qua cử chuyên gia, tư vấn, cán bộ kỹ thuật; nguồn lực hạ tầng cơ sở

vật chất, khoa học công nghệ, hạ tầng thông tin...

Bên cạnh đó, NGO quốc tế cũng phát huy tối đa các nguồn lực “mềm” bao gồm: hình ảnh, uy tín tổ chức, quan điểm chính trị có thểảnh hưởng đến chính sách của chính phủ các nước phát triển, UN; tri thức, tư duy, văn hóa, hệ giá trị, tính hợp tác, cộng đồng, bền vững... có thể truyền bá ảnh hưởng đến những đối tượng tiếp cận, làm thay đổi tư duy và hành động của các đối tượng này.

Ngoài ra, khác với các tổ chức kinh doanh, tổ chức chính phủ, NGO có thêm một nguồn lực đặc thù riêng là nguồn lực tình nguyện. Tình nguyện viên thường là những người tự nguyện làm việc mà không cần thù lao, có thể là những người đã về

hưu, các cán bộ kỹ thuật, thanh niên hoặc sinh viên thực tập. Họ có thể làm lâu dài (ví dụ như thành viên của ban điều hành), hoặc ngắn hạn (ví dụ như là nhân công xây dựng một cơ sở y tế). Họ có thể là người địa phương hoặc người nước ngoài.

Trong các nguồn lực nói trên thì nguồn lực viện trợ thường được quan tâm nhất do tính thiết thực, hiệu quả trợ giúp cao, thường chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các nguồn lực nói chung của NGO quốc tế. Nguồn lực viện trợ phi chính phủ có tính phổ quát và bao trùm, có thể lồng ghép trong nguồn lực này nhiều nguồn lực khác (ví dụ như viện trợ kèm theo hỗ trợ chuyên gia tư vấn, vận động chính sách, thay đổi văn hóa ứng xử...). Bên cạnh đó, nghiên cứu về nguồn lực viện trợ có nhiều thuận lợi do tính lượng hóa với các số liệu thống kê định lượng được, lại có thể vận dụng được các mô hình đánh giá hiệu quả hiện có. Chính vì vậy nguồn lực viện trợ

mang tính đại diện và bao trùm cao, có thể thông qua nghiên cứu về viện trợ phi chính phủ quốc tếđể liên hệđến các nguồn lực khác.

Một phần của tài liệu Huy động nguồn lực phi chính phủ quốc tế trong phát triển kinh tế xã hội ở một số nước châu á đang phát triển (Trang 27 - 29)