Thực trạng quản lý nhà nước về viện trợ phi chính phủ quốc tế ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Huy động nguồn lực phi chính phủ quốc tế trong phát triển kinh tế xã hội ở một số nước châu á đang phát triển (Trang 152 - 154)

vẫn là nơi thu hút mạnh viện trợ phi chính phủ quốc tế. Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu trong thu hút viện trợ phi chính phủ quốc tế với trung bình 20 triệu USD/năm; Hà Nội thu hút khoảng 15 triệu USD/năm; các địa phương khác như Hà Tây, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An, Đà Nẵng, Cần Thơ, mỗi địa phương tiếp nhận khoảng 3-5 triệu USD/năm [2]. Trong khi đó, rất nhiều địa phương khác, nhất là các tỉnh khó khăn, vùng sâu vùng xa ở miền núi phía Bắc và Trung Bộ lại nhận

được rất ít viện trợ phi chính phủ quốc tế. Giá trị viện trợ cho các địa phương này chỉ cỡ vài chục nghìn đến vài trăm nghìn USD/năm. Đây cũng là thực trạng chung ở

các nước đang phát triển ở châu Á, trong đó có 3 nước được khảo sát.

Các dự án dài hạn về xóa đói nghèo và phát triển nông thôn tập trung chủ

yếu ở miền Trung và miền Bắc trong khi các dự án ngắn và trung hạn về giải quyết các vấn đề xã hội tập trung chủ yếu ở miền Nam. Địa bàn hoạt động của các NGO quốc tế tại Việt Nam đã tương đối ổn định. Gần đây các NGO quốc tế tập trung viện trợ không phân tán, rải rác như trước để giúp cho một số địa bàn, khu vực trọng

điểm những chương trình dài hạn, toàn diện nhằm thay đổi tình trạng của các địa phương này. So với các nguồn vốn FDI và ODA, viện trợ phi chính phủ quốc tế có xu hướng ưu tiên cho khu vực Bắc Trung Bộ và Miền Nam.

3.3.2. Thực trạng quản lý nhà nước về viện trợ phi chính phủ quốc tế ở Việt Nam Việt Nam

Từ trước năm 1989, viện trợ phi chính phủ quốc tếđược quản lý chung với các nguồn viện trợ khác và do Uỷ ban tiếp nhận viện trợ thuộc Bộ Tài chính phụ

trách. Với đặc thù riêng của loại hình viện trợ này gắn liền với sự có mặt của các NGO quốc tế thực hiện các dự án do NGO quốc tế tài trợ ở Việt Nam, và trước thực tế các NGO quốc tế có số lượng tăng và thành phần ngày càng phức tạp, giá trị viện trợ cũng tăng lên và các dự án ngày càng phong phú, đa dạng, yêu cầu khách quan

đòi hỏi phải có cơ quan độc lập để quản lý hoạt động của các NGO này, đảm bảo an ninh và điều phối viện trợ có hiệu quả.

Từ năm 1989, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) giao cho Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, thông qua Ban điều phối viện trợ nhân dân, nhiệm vụ làm đầu mối quan hệ với các NGO quốc tế tại Việt Nam. Ở cấp quản lý Nhà nước, ngày 24/5/1996, Thủ tướng Chính phủ thành lập Uỷ ban công tác về các tổ

chức phi chính phủ nước ngoài để thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động viện trợ phi chính phủ quốc tếở Việt Nam. Công tác quản lý viện trợ phi chính phủ

quốc tế bao gồm đề xuất chính sách quản lý nhà nước về lĩnh vực phi chính phủ,

điều phối viện trợ phi chính phủ quốc tế tới các địa phương, tạo điều kiện cho NGO quốc tế hoạt động và giám sát, quản lý hoạt động của các tổ chức này tại Việt Nam. Bên cạnh đó, hàng loạt văn bản pháp lý liên quan đến thu hút, quản lý viện trợ phi chính phủ quốc tế tại Việt Nam được ban hành, tạo cơ chế tổng hợp và tương đối chặt chẽ về quản lý loại hình viện trợ nước ngoài đặc thù này tại Việt Nam (xem Phụ lục 6). Đáng chú ý có 2 văn bản là: “Chương trình Quốc gia xúc tiến viện trợ của các NGO quốc tế giai đoạn 2006-2010” do Chính phủ ban hành năm 2006, trong đó phân công phân nhiệm đầu mối và vai trò các cơ quan vận động và quản lý viện trợ, nhằm tăng cường công tác quản lý và nâng cao hiệu quả viện trợ; và “Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ của các NGO quốc tế ở Việt Nam” được Chính phủ ban hành năm 2009, thống nhất quản lý Nhà nước đối với viện trợ phi chính phủ quốc tế, điều chỉnh hoạt động quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ

quốc tế. Quy chế đã đề ra nguyên tắc cơ bản trong quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ quốc tế: công khai, minh bạch, có phân công, phân cấp, gắn quyền hạn với trách nhiệm, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ và phát huy tính chủ động của các cấp, các cơ quan quản lý ngành, địa phương, tổ chức và các đơn vị thực hiện.

Rõ ràng, so với Nê-pan, In-đô-nê-xia và thậm chí cả Trung Quốc (là nước có

đặc thù chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội gần với Việt Nam nhất), mức độ quan tâm

đến công tác quản lý viện trợ phi chính phủ quốc tế ở Việt Nam tỏ ra lớn hơn, thể

hiện ở cả cam kết chính trị lẫn khuôn khổ chính sách và cơ cấu bộ máy từ cấp quản lý nhà nước cao nhất đến cấp triển khai ở trung ương và địa phương. Đây là một

điều kiện thuận lợi giúp thu hút, vận động, điều phối và quản lý viện trợ phi chính

Một phần của tài liệu Huy động nguồn lực phi chính phủ quốc tế trong phát triển kinh tế xã hội ở một số nước châu á đang phát triển (Trang 152 - 154)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)