Năng lực của nước tiếp nhận có ảnh hưởng đến hiệu quả huy động viện trợ phi chính phủ

Một phần của tài liệu Huy động nguồn lực phi chính phủ quốc tế trong phát triển kinh tế xã hội ở một số nước châu á đang phát triển (Trang 140 - 144)

viện trợ phi chính phủ quốc tế

Đã thành quy định chung ở các nước đang phát triển, trong đó có 3 nước

được khảo sát nói trên, là các dự án của NGO quốc tế phải được tiến hành thông qua quan hệ đối tác với NGO trong nước. Quy định này cũng phù hợp với quy tắc

ứng xử và tinh thần của cộng đồng NGO và cũng dần trở thành quy định của các nhà tài trợ, các tổ chức quốc tế tài trợ. Quan hệ đối tác NGO quốc tế - NGO trong nước là để đảm bảo hiệu quả triển khai các dự án phù hợp với cơ sở. Bên cạnh đó, NGO quốc tế còn mục tiêu khuyến khích và tạo điều kiện phát triển khu vực NGO

địa phương. Ngoài ra, nhiều sự hỗ trợ của khu vực phi chính phủ còn theo đuổi triết lý của các tổ chức tài trợ là khuyến khích thay đổi chính sách, thể chế, xã hội dân sự

sẽ tạo ra nền tảng vững chắc và động lực cho phát triển đột phá và bền vững. Chính vì vậy, hiệu quả thu hút và sử dụng nguồn vốn của NGO quốc tế phụ thuộc nhiều vào năng lực tiếp nhận của NGO trong nước, cũng như năng lực của các đối tượng tiếp nhận và thụ hưởng dự án.

Bài học ở Trung Quốc, Nê-pan và In-đô-nê-xia cho thấy, do năng lực của NGO đối tác trong nước và các cơ quan đối tác tại một số tỉnh, thành phố lớn thường cao hơn của các tổ chức ở địa phương, nên các NGO quốc tế vẫn có xu hướng triển khai dự án tại các tỉnh, thành phố lớn hơn là ở địa phương, vùng sâu, vùng xa. Một số NGO quốc tế ngại lên hoạt động tại miền núi do gặp khó khăn về

năng lực triển khai của đối tác cơ sở, cộng với chi phí đi lại tốn kém, khó kiểm tra,

lệ các dự án thành công tại các tỉnh, thành phố lớn ở cả 3 nước khảo cứu đều cao hơn ở địa phương. Nguồn viện trợ phi chính phủ quốc tế tập trung cho tỉnh, thành phố lớn nhiều hơn dẫn đến nguồn tài trợ cho đào tạo năng lực đối tác ở các địa bàn này cao hơn, giúp cho các tổ chức triển khai ở các địa bàn này có nhiều cơ hội triển khai dự án và do đó sẽ có nhiều kinh nghiệm triển khai hơn. Hệ quả là các NGO quốc tế khi tiếp cận các nguồn tài trợ, hoặc giải ngân các tài trợ của mình thường chọn giải pháp an toàn và dễ thuyết phục các nhà tài trợ để triển khai dự án thông qua các đối tác có năng lực và kinh nghiệm triển khai, mà chủ yếu là ở các tỉnh, thành phố lớn.

Bên cạnh đó, trong quá trình chuyển đổi xã hội theo hướng xã hội hóa, các chủ thể xã hội dân sự, ngoài nhà nước và khu vực kinh tế tư nhân đã trỗi dậy và

đóng vai trò tích cực với nội lực mạnh mẽ của mình trong đời sống chính trị, kinh tế-xã hội của các nước châu Á đang phát triển, trong đó phải kểđến các nước được khảo cứu nói trên. Theo xu thế này, NGO quốc tế hợp tác rộng và đa dạng hóa quan hệ với các NGO trong nước, mở rộng địa bàn, phạm vi và lĩnh vực hoạt động, tăng ngân sách, phát triển đối tác trong nước với tính linh hoạt và đa dạng vốn có của khu vực phi chính phủ. Trong khi đó, các cơ quan quản lý nhà nước ở các nước

đang phát triển, trong đó có 3 nước được khảo sát, lại bị bó buộc trong cơ chế quan liêu, cứng nhắc và hạn chế về nguồn lực. Khó khăn này làm cho các cơ quan quản lý không thể bao quát được hết các NGO quốc tế cũng như việc triển khai các dự

án, nhiều khi phải dựa vào cơ sở địa phương, trong khi trình độ, năng lực các cơ sở

còn nhiều hạn chế. Các cán bộ cơ sở thường thiếu thời gian để nghiên cứu đối tác và tình hình; do đó, nhiều khi bị động trước sự thay đổi của các NGO quốc tế, lúng túng trước các phương thức hoạt động mới của các NGO này, cũng như các phương thức hợp tác với NGO trong nước. Công tác đào tạo cán bộ nói chung ở cả 3 nước

được khảo sát, cũng như ở các nước đang phát triển khác, nhìn chung chưa được quan tâm đúng mức, chưa được dành nguồn ngân sách đầy đủ, nhất là đối với cấp cơ sở; do đó, chưa đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát triển nói chung, nhất là của

cơ sở, chứ đừng nói đến nhu cầu đào tạo nhân lực để làm công tác điều phối viện trợ phi chính phủ quốc tế, đặc biệt là cho các địa phương, cơ sở.

Khảo sát ở cả 3 nước Trung Quốc, Nê-pan và In-đô-nê-xia cho thấy bản thân các cơ quan điều phối và quản lý viện trợ phi chính phủ quốc tế gặp khó khăn về

nhân sự cũng như bị hạn chế về quyền hạn và cơ chế để đảm đương khối lượng công việc phức tạp và đa dạng. Đa số các cán bộ làm công tác quản lý, điều phối viện trợ phi chính phủ quốc tế là cán bộ trẻ, thiếu kinh nghiệm và năng lực và chuyên môn để làm việc với các NGO quốc tế. Năng lực cán bộ còn hạn chế, không

đáp ứng yêu cầu điều phối, quản lý trong khi số lượng NGO quốc tế và dự án viện trợ tăng lên. Do ưu tiên cho các lĩnh vực phát triển khác nên ở nhiều nước đang phát triển châu Á, trong đó có 3 nước được khảo cứu, còn thiếu chính sách, luật lệ thúc

đẩy, điều tiết và quản lý khu vực phi chính phủ. Chính phủ còn áp đặt quản lý cứng nhắc, thủ tục hành chính rườm rà, không rõ ràng và thiếu phối hợp liên ngành. Còn xuất hiện tình trạng tham nhũng tiền viện trợ, lãng phí và sử dụng chưa đúng hiệu quả từ các đơn vị tiếp nhận, nhất là ở các địa phương, nhưở Nê-pan. Điều này gây cản trở phần nào tới việc tổ chức hoạt động công khai minh bạch của các NGO quốc tế, cũng như hiệu quả các dự án viện trợ.

NGO quốc tếđóng vai trò xúc tác ở cấp cơ sở cho việc thành lập các tổ chức NGO trong nước, nhất là các tổ chức phụ nữở các nước đang phát triển, trong đó có 3 nước được khảo sát nói trên. Các NGO quốc tế huy động nguồn lực và sự tham gia của phụ nữ, trẻ em, đặc biệt là các cộng đồng nghèo vào các dự án phát triển. Các phong trào phụ nữ đòi quyền kinh tế, chính trị cũng được tăng cường. NGO quốc tế còn tham gia vào đào tạo, giáo dục nhận thức cho phụ nữ. Các NGO quốc tế

coi các NGO trong nước như là một thể chế trung gian có khả năng cung cấp các dịch vụ công và đồng thời có thể giám sát các hoạt động của chính phủ.

Chính các NGO trong nước tại Trung Quốc, Nê-pan và In-đô-nê-xia đã thu hút sự tham gia của cộng đồng, người dân vào việc giải quyết các vấn đề kinh tế-xã hội tại cơ sở, huy động các nguồn lực trong dân để sử dụng có hiệu quả vào các

chương trình phát triển cộng đồng. Bên cạnh đó, người dân trong cộng đồng cũng nhận thức được quyền và vai trò của mình trong việc tham gia vào đời sống chính trị-xã hội. Thông qua các hợp phần đào tạo của NGO quốc tế cho các NGO của Nê- pan, năng lực tham gia của NGO trong nước vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói nghèo cũng được tăng cường.

Tuy nhiên, còn nhiều NGO ở Trung Quốc, Nê-pan và In-đô-nê-xia phụ thuộc vào NGO quốc tế. NGO trong nước thường là người thừa hành hơn là đề xướng. NGO trong nước có xu hướng mất tính tự chủ, hoặc thỏa hiệp về vấn đề tự chủ để

hướng theo ưu tiên của NGO quốc tế, đánh đổi lấy nguồn hỗ trợ của NGO quốc tế. Bên cạnh đó, NGO trong nước thường gắn liền với nhóm hẹp gia đình, họ hàng, chịu ảnh hưởng của một người hoặc nhóm nhỏ lãnh đạo, hoạt động thường không minh bạch nhất là về tài chính.

Các NGO địa phương đặc biệt ở Nê-pan và In-đô-nê-xia và cũng có ở Trung Quốc thường bị gắn với chủ nghĩa gia đình, rửa tiền, gắn với các doanh nghiệp, kinh doanh vì lợi nhuận, được thành lập theo trào lưu mới có thể thu lợi mà không cần đầu tư nhiều. Người dân ở cả 3 nước được khảo cứu đều coi NGO là một cơ chế

của chính phủ, hoặc của tầng lớp có tiền thành thị, giới trí thức, ít gắn với lợi ích thiết thực và nhu cầu của người nghèo, đối tượng chịu thiệt thòi trong xã hội.

Chính sự yếu kém về năng lực của các NGO trong nước đã hạn chế sự phát triển và xây dựng mạng lưới của các tổ chức này. Ở cả 3 nước khảo cứu đều có hiện tượng thiếu tin tưởng giữa các NGO trong và ngoài nước. Nhất là trong bối cạnh khó khăn về nguồn tài trợ, khủng hoảng tài chính khu vực, các khủng hoảng nội bộ

của các nước, mâu thuẫn này càng gia tăng. Cả 2 nhóm NGO trong và ngoài nước

đều phải tìm kiếm, thậm chí cạnh tranh để tìm các nguồn tài trợ từ các tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ và từ ngay các quốc gia sở tại. Trong cuộc cạnh tranh này, các NGO quốc tế thường chiếm ưu thế so với các NGO trong nước về năng lực cán bộ, kinh nghiệm triển khai, năng lực quản lý, triển khai, quan hệ tiếp cận các nguồn ODA, liên chính phủ hay quốc tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Còn một vấn đề là trong bối cảnh chính trị có nhiều biến động, nhất là ở In-

đô-nê-xia, hay Nê-pan, mối quan hệ giữa NGO quốc tế và cộng đồng địa phương chưa được quan tâm đúng mức và chưa có cơ chế giám sát. Trong khi trình độ nhận thức, hiểu biết và kinh nghiệm hợp tác của các cộng đồng địa phương còn nhiều hạn chế, chính quyền còn tham nhũng và khu vực xã hội dân sự còn yếu kém, việc thiếu cơ chế giám sát sẽ dễ dẫn đến các biểu hiện tiêu cực, sử dụng viện trợ sai mục đích, kém hiệu quả trong viện trợ và làm lệch lạc quan hệ với NGO quốc tế.

Bài học về tăng cường năng lực toàn diện liên quan đến huy động, điều phối, triển khai và quản lý viện trợ phi chính phủ quốc tế của nước tiếp nhận viện trợ

mang ý nghĩa thiết thực với các nước này và đồng thời cũng là đòi hỏi của thời đại. Ngay cảđối với những nước giả thiết không tiếp nhận viện trợ phi chính phủ quốc tế thì cũng cần thiết phải quan tâm đến tăng cường năng lực. Trong tiếp cận mới lấy con người làm trung tâm thì công tác đào tạo tăng cường năng lực trở nên ưu tiên hàng đầu. Tăng cường năng lực trước mắt giúp huy động thêm nguồn vốn do NGO quốc tế tài trợ cho phát triển, tăng cường hiệu quả nguồn lực này. Trong dài hạn, công tác đào tạo tăng cường năng lực này sẽ giúp các nước đang phát triển huy

động và sử dụng có hiệu quả nhiều hơn các nguồn lực trong và ngoài nước; đồng thời giúp các nước này tự tin và chủđộng trong quan hệ và hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu Huy động nguồn lực phi chính phủ quốc tế trong phát triển kinh tế xã hội ở một số nước châu á đang phát triển (Trang 140 - 144)