Phương pháp luận nghiên cứu trường hợp điển hình

Một phần của tài liệu Huy động nguồn lực phi chính phủ quốc tế trong phát triển kinh tế xã hội ở một số nước châu á đang phát triển (Trang 65 - 66)

Phương pháp “nghiên cứu trường hợp điển hình” là một phương pháp nghiên cứu thông dụng trong các bộ môn khoa học xã hội. Phương pháp này dựa trên điều tra khảo sát một đối tượng nghiên cứu đơn lẻ (trường hợp) và các mối quan hệ

tương tác trong một khoảng thời gian nhất định; hệ thống hoá đối tượng nghiên cứu thông qua thu thập dữ liệu, phân tích thông tin, báo cáo kết quả. Loại nghiên cứu này vừa mang tính định lượng vừa mang tính định tính [90].

Nghiên cứu các trường hợp điển hình cần phân tích so sánh các yếu tố

chung, mang tính tương đồng giữa các trường hợp nhằm khái quát hóa mối quan hệ

giữa trường hợp và các vấn đề chung để đúc rút thành các bài học, kinh nghiệm thực tiễn có thể áp dụng cho những trường hợp tương tự. Loại nghiên cứu này còn mang tính nghiên cứu chiến lược, từđó mang tính khái quát hóa với các trường hợp trong thực tế [37].

Nghiên cứu về huy động viện trợ của NGO quốc tế ở các nước đang phát triển châu Á là nhằm mục tiêu ứng dụng vào thực tiễn Việt Nam. Do đó, cần lựa chọn các trường hợp điển hình có tính tương thích với điều kiện, hoàn cảnh và bối cảnh của Việt Nam. Tuy nhiên, với tính đặc thù của Việt Nam nên không thể tìm

được một quốc gia nào có các yếu tố hoàn toàn tương đồng. Do đó, nghiên cứu này lựa chọn một số trường hợp điển hình, mỗi trường hợp sẽ tập trung phân tích các yếu tố tương thích tương ứng. Sau khi tổng hợp các trường hợp này sẽ có thể có kết luận tổng quan để vận dụng cho Việt Nam.

Đặc thù của Việt Nam có thể kể đến bao gồm vị trí địa lý ở khu vực Đông Nam Á, là một nước đang trong quá trình cải cách chuyển đổi cơ chế kinh tế theo

hướng thị trường, với vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và chế độ xã hội chủ

nghĩa. Việt Nam là nước đang phát triển với xuất phát điểm từ nền kinh tế nông nghiệp, lạc hậu, trải qua liên tiếp các cuộc chiến tranh, làm cho năng lực sản xuất yếu, trình độ kỹ thuật thấp. Giữa những năm 1980, Việt Nam phát động “đổi mới” cải cách kinh tế, bắt đầu từ khu vực sản xuất nông nghiệp, mở cửa hội nhập kinh tế

quốc tế. Mặc dù có nhiều thành tựu trong công cuộc “đổi mới”, Việt Nam cũng gặp phải các vấn đề kinh tế-xã hội nảy sinh trong quá trình chuyển đổi cơ chế, xây dựng nền kinh tế thị trường theo đặc thù riêng. Nhà nước gặp khó khăn về nguồn lực và cách tiếp cận để giải quyết nhiều vấn đề đến xã hội, cộng đồng, công ích; trong khi

đó, khu vực tư nhân không quan tâm giải quyết do bản chất vì lợi nhuận của mình.

Đây chính là cơ hội cho khu vực phi chính phủ, trong đó có nhiều NGO quốc tế, quan tâm hỗ trợ Việt Nam giải quyết các vấn đề này. Cộng đồng quốc tế bắt đầu quan tâm hỗ trợ Việt Nam thông qua các chương trình phát triển kinh tế của UN, các tài trợ cho cải cách của WB, IMF, các chương trình hỗ trợ kỹ thuật của các cơ

quan tài trợ chính phủ. Bên cạnh đó, từ cuối những năm 1990-2000, các NGO quốc tế bắt đầu mở rộng hoạt động, tăng cường viện trợ tại Việt Nam.

Từđó, các trường hợp điển hình lựa chọn cần phải bao gồm một hoặc một số

các tiêu chí kể trên. Cần chọn một số nước châu Á đang phát triển và mới nổi trong quá trình cải cách, chuyển đổi theo hướng mở, có điều kiện tương tự, hoặc có bối cảnh kinh tế-chính trị, chếđộ chính trị tương đồng. Thực tiễn huy động viện trợ phi chính phủ quốc tế đối ở các trường hợp điển hình này sẽ có tính vận dụng đối với Việt Nam.

Một phần của tài liệu Huy động nguồn lực phi chính phủ quốc tế trong phát triển kinh tế xã hội ở một số nước châu á đang phát triển (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)