Trong suốt 3-4 thập kỷ vừa qua, khu vực châu Á được cộng đồng thế giới quan tâm như là một khu vực tăng trưởng nhanh, nhưng cũng là khu vực còn tình trạng đói nghèo, chậm phát triển [99]. Những nền kinh tế đang phát triển và bao gồm cả các nền kinh tế mới nổi trong thời gian gần đây có cơ cấu tổ chức lỏng lẻo
rất khó huy động và sử dụng các nguồn lực bên ngoài, trong đó có nguồn lực tài chính, để tăng trường kinh tế và phát triển xã hội [35].
Trong bối cảnh đó, các NGO quốc tế đã được tạo điều kiện triển khai hoạt
động viện trợ tại các nước đang phát triển châu Á từ khoảng những năm 1980-1990. Từ những thập niên này, UN và các thiết chế tài chính quốc tế bắt đầu quan tâm đến chống đói nghèo cho các nước đang phát triển châu Á, thông qua các dự án hỗ trợ
phát triển kinh tế và cải cách chính sách. Bản thân nhiều nước châu Á Đang phát triển cũng ý thức việc huy động viện trợ phi chính phủ quốc tế vào các chương trình hỗ trợ phát triển này, đặc biệt đối với những nước có chính sách cởi mở. Xuất hiện làn sóng thu hút các NGO quốc tế vào châu Á tại các nước có chính sách mở như
các nền kinh tế mới nổi Trung Quốc, In-đô-nê-xia, Thái Lan, cũng như các nước
đang phát triển, đặc biệt là các nước nghèo như Nê-pan, Sri-lan-ca, Băng-la-đét, Việt Nam để triển khai hoạt động viện trợ.
Đa số các nước châu Á đang phát triển hoặc mới nổi có quan điểm chính trị
và lịch sử thể chế tương đối giống nhau với đặc thù vai trò nhà nước được đề cao, mang tính cai trị xã hội. Khu vực xã hội dân sự trong mối quan hệ với khu vực công thường ở vị thế yếu trong lịch sử và gần đây mới có các nhận thức mới về vai trò xã hội và bắt đầu có các cải cách xã hội. Nhiều nước châu Á chia sẻ các giá trị chung, thường được gọi tên là “giá trị châu Á” về triết học, tính cộng đồng, văn hóa, xã hội, tôn giáo. Nhiều nước theo mô hình quân chủ như Nê-pan, hay chuyên chế như
In-đô-nê-xia trong thời gian dài. Với làn sóng dân chủ hóa gần đây, các nước chịu áp lực bên ngoài phải cải cách hoặc chuyển đổi thể thế. Quá trình này gặp phải nhiều lực cản cũng như tạo ra các xáo trộn và biến động trong xã hội. Bên cạnh đó, lịch sử bị thực dân hóa những năm đầu thế kỷ XX đã để lại cho các nước này mô hình tổ chức nhà nước phương Tây, với tam quyền phân lập, đa đảng phái, phong trào đối lập, phong trào dân chủ nhưở Thái Lan, In-đô-nê-xia, Phi-líp-pin, Ấn Độ.
Đặc thù này đã tạo điều kiện cho sự tiếp cận của các NGO quốc tế trong việc khuyến khích phát triển xã hội dân sự và NGO trong nước.
Bên cạnh đó, cũng vào thời gian 1980-1990, một số nước đang phát triển châu Á bắt đầu có những cải cách, chuyển đổi mô hình quản lý kinh tế, đặc biệt như
Trung Quốc, In-đô-nê-xia. Quá trình chuyển đổi mô hình kinh tế, thay đổi thể chế
gắn liền với những xáo trộn trong xã hội, cũng như buộc các nước phải mở cửa, cải cách để nâng cao vai trò của người dân và các tổ chức xã hội. Đây chính là môi trường, lĩnh vực hoạt động phủ hợp cho các NGO quốc tế thâm nhập, hoạt động và chắc chắn có những tương tác tích cực và tiêu cực tại các nước này.
Từ những phân tích nói trên, với phạm vi có hạn, luận án này lựa chọn 3 trường hợp điển hình là Trung Quốc, Nê-pan và In-đô-nê-xia để nghiên cứu, với ưu tiên nghiên cứu trường hợp Trung Quốc với các luận cứ như sau:
Lựa chọn trường hợp Trung Quốc
Trung Quốc là quốc gia lớn nhất ở khu vực Đông Á cả về diện tích và dân số. Cuối những năm 1970, Trung Quốc phát động “cải cách mở cửa”, phát triển kinh tế theo định hướng thị trường tự do, tăng cường giao thương quốc tế, mở rộng quan hệ quốc tế và tham gia vào các thể chế, diễn đàn quốc tế, tăng trưởng kinh tế
nhanh (tốc độ trung bình trên 10%/năm), trở thành một nền kinh tế mới, nước công nghiệp mới với thu nhập bình quân đầu người trên 4.000 USD/năm [107]. Về chế độ chính trị, Trung Quốc xây dựng xã hội chủ nghĩa theo “mô hình Trung Quốc” mang tính thực dụng, tuy nhiên có một sốđiểm tương đồng với chếđộ chính trị của Việt Nam. Việc kiểm soát về chính trị, tư tưởng, quản lý nhà nước được Trung Quốc duy trì chặt chẽ [111], cũng giống như ở Việt Nam. Tuy nhiên khác với Việt Nam, Trung Quốc phân quyền mạnh hơn, chính phủ trung ương Trung Quốc không tham gia sâu vào việc giải quyết các vấn đề xã hội ở cấp địa phương. Tuy nhiên, chính phủđịa phương Trung Quốc thường ưu tiên nguồn lực và chính sách cho phát triển kinh tế. Do đó, việc giải quyết các vấn đề xã hội ở cấp cơ sở càng gặp khó khăn về nguồn lực và mức độ hiệu quả hơn ở Việt Nam [111].
Dù Việt Nam tiến hành cải cách kinh tế-xã hội sau Trung Quốc, nhưng hai cuộc cải cách này có những điểm tương đồng về bối cảnh áp lực trong và ngoài
nước dẫn tới cải cách, các điều kiện phát triển kinh tế-xã hội ban đầu thấp, cũng như
các phương pháp tiến hành cải cách và quản lý kinh tế mang tính tập trung nhà nước. Với xuất phát điểm nền kinh tế phụ thuộc nông nghiệp, trình độ phát triển thấp, tập trung dân sốở nông thôn, Việt Nam và Trung Quốc đều phải quan tâm đến khu vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Nền kinh tế cả hai nước đều xuất phát với mức độ “mở” rất thấp và có cơ sở hạ tầng yếu kém khi bắt đầu tiến hành cải cách. Bên cạnh đó, nội dung “đổi mới” ở Việt Nam và “cải cách mở cửa” ở Trung Quốc còn giống nhau ở một số điểm lớn, như: bắt đầu từ khu vực nông nghiệp, đa dạng hóa cơ cấu sở hữu, kinh tế mở thu hút đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh sản xuất hướng về xuất khẩu, quốc tế hóa [6]. Chính vì vậy tác động của cải cách đến xã hội, trong đó có khu vực xã hội dân sự của hai nước sẽ có nhiều tương đồng. Bối cảnh này cũng chính là tiền đề cho sự hình thành và hoạt động khu vực phi chính phủ. Do
đó, kinh nghiệm của Trung Quốc đáng để Việt Nam nghiên cứu, học tập.
Trong tiến trình “cải cách mở cửa” và “đổi mới”, cả hai nước đều gặp phải các vấn đề mang tính thể chế, xử lý tàn dư của mô hình Liên Xô (cũ) và cả hai cùng có các phản ứng xử lý gần giống nhau. Việt Nam và Trung Quốc đều gặp phải vấn
đề phát triển kinh tế “nóng” dẫn đến các bất cập về chính sách vĩ mỗ, mất cân đối phát triển vùng miền, bất cập về thể chế và quản lý nhà nước, đòi hỏi phải cải cách toàn diện các mặt luật pháp, hành chính, thể chế. Với việc “mở cửa” nền kinh tế, trong thập niên 1990-2000, cả hai nước đều bị ảnh hưởng từ bong bóng chứng khoán, méo mó trên thị trường bất động sản, sự phình to và hoạt động không hiệu quả của khối quốc doanh… Các bối cảnh kinh tế tương tự dẫn tới các cuộc cải cách
ở Trung Quốc và Việt Nam làm cho các cuộc cải cách ở cả hai nước mang tính kinh tế hơn là chính trị [11]. Việc huy động viện trợ phi chính phủ quốc tế tập trung vào chống đói nghèo và các vấn đề phát triển bền vững sẽ có nhiều liên hệ với bối cảnh cải cách kinh tế. Trung Quốc là nước tiến hành cải cách sớm hơn Việt Nam nên kinh nghiệm NGO quốc tế trong lĩnh vực này sẽ có nhiều vận dụng cho Việt Nam.
ở mức độ phát triển tương đương nhau trong nhiều lĩnh vực, trong đó có nguồn nhân lực cơ bản, kinh tế và cơ sở hạ tầng. Về mặt xã hội, cả hai đều phải đương đầu với các vấn đề gay gắt phát sinh do phát triển kinh tế “nóng” như phân hóa xã hội, chênh lệch giàu-nghèo gia tăng, bần cùng hóa ở một bộ phận dân cư nông thôn miền núi, dư thừa lao động, di dân vào đô thị, tệ nạn xã hội, tội phạm, tham nhũng lan tràn, ô nhiễm môi trường, bệnh dịch [8]. Trung Quốc thừa nhận là phát triển “không cân bằng, không hài hòa và không bền vững” [78]. Chính vì vậy, Trung Quốc đặt ưu tiên thu hút viện trợ phi chính phủ quốc tếđể giải quyết các vấn đề xã hội và tác động tiêu cực của phát triển kinh tế. Do đó, bài học huy động viện trợ của NGO quốc tế trong lĩnh vực này sẽ có tính ứng dụng cao đối với Việt Nam.
Việc chuyển đổi cơ chế kinh tế tập trung, kế hoạch hóa sang cơ chế thị
trường kích hoạt sự thay đổi trong cơ cấu xã hội của Trung Quốc và Việt Nam. Theo đó, quan hệ giữa chính phủ và xã hội trở nên linh hoạt, dễđiều chỉnh hơn theo hướng phân quyền, giao quyền cho cơ sở, dân chủ hóa và xã hội hóa [115]. Các chủ
thể xã hội dân sự, ngoài nhà nước và khu vực kinh tế tư nhân đã trỗi dậy và đóng vai trò tích cực với nội lực mạnh mẽ của mình trong đời sống chính trị, kinh tế-xã hội của hai nước. Bên cạnh đó, với chính sách “mở” và “hướng ngoại”, Việt Nam và Trung Quốc đều tích cực tạo điều kiện và tận dụng quá trình toàn cầu hóa, nỗ lực thu hút các nguồn vốn ngoài như FDI, ODA và thúc đẩy xuất khẩu. Đây cũng là
điều kiện cho NGO quốc tế thâm nhập và hoạt động trong nước và thúc đẩy sự phát triển của NGO trong nước và xã hội dân sự. Trải nghiệm tại Trung Quốc về xu thế
này, thêm vào đó là tương tác về quản lý và chính sách của chính phủ Trung Quốc
đối với NGO quốc tế trong lĩnh vực này sẽ là tham chiếu cho Việt Nam.
Lựa chọn trường hợp Nê-pan
Bên cạnh trường hợp điển hình Trung Quốc, Nê-pan là quốc gia có tiến trình phát triển gần giống với Việt Nam với xuất phát điểm rất thấp, dựa vào nông nghiệp, nông thôn. Chính phủ từng nắm quyền kiểm soát cao đối với kinh tế-xã hội,
pan có truyền thống kinh tế tự cung tự cấp khai thác ưu đãi của hệ sinh thái phong phú, coi nông nghiệp là phương tiện mưu sinh chủ yếu của 76% dân số và chiếm khoảng 39% GDP [21]. Việt Nam và Nê-pan đều phải quan tâm đến khu vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Cũng giống với Việt Nam, Nê-pan đang trong quá trình chuyển đổi thể chế. Tuy khác với Việt Nam là Nê-pan chuyển đổi từ chế độ
quân chủ sang dân chủ hóa theo hướng chính phủ giảm vai trò quản lý tập trung. Nê-pan bắt đầu cải cách cơ cấu từ giữa những năm 1980, cải cách dân chủ hóa từ
giữa những năm 2000 với tốc độ cải cách tương đối nhanh nếu so sánh với Việt Nam. Điểm giống nhau của quá trình chuyển đổi là có nhiều vấn đề xã hội nảy sinh. Chính vì vậy tác động của cải cách, chuyển đổi đến xã hội, trong đó có khu vực xã hội dân sự của hai nước sẽ có nhiều tương đồng.
Khác với Việt Nam, Nê-pan là quốc gia nhỏ nằm kín trong lục địa Nam Á, với các điều kiện địa lý không thuận lợi cho hội nhập quốc tế. Khác về thể chế
chính trị với Việt Nam, Nê-pan trong quá trình chuyển đổi từ một nền quân chủ lập hiến sang dân chủ. Sau phong trào dân chủ năm 2006, nhà vua Nê-pan đã đồng ý
trao lại quyền lực cho nhân dân và Nê-pan trở thành một quốc gia thế tục. Vị trí nằm kín trong lục địa và tình trạng lạc hậu về kỹ thuật cùng cuộc nội chiến kéo dài
đã kìm hãm phát triển kinh tế Nê-pan ở tốc độ phát triển khoảng 5%/năm, thu nhập trên đầu người khoảng 550 USD/năm [94], đều thấp hơn Việt Nam.
Giống với Việt Nam, quá trình chuyển đổi thể chếở Nê-pan ít gặp chống đối về xã hội do tính hài hoà sắc tộc và tôn giáo giữa các tôn giáo chính là Hin-đu giáo, Phật giáo, Hồi giáo [21]. Quá trình chuyển đổi ở Nê-pan diễn ra nhanh và có phần “mở” hơn Việt Nam với vai trò tham gia của các nước tài trợ, các chủ thể nước ngoài, cộng với năng lực quản lý nhà nước có phần hạn chế nên phần nào ảnh hưởng đến vai trò điều tiết của nhà nước, cũng như tạo điều kiện cho NGO quốc tế
và trong nước hoạt động “tự do” hơn ở Việt Nam hay Trung Quốc.
Bên cạnh đó, trong quá trình chuyển đổi xã hội hóa, các chủ thể xã hội dân sự, ngoài nhà nước và khu vực kinh tế tư nhân đã trỗi dậy và đóng vai trò tích cực
với nội lực mạnh mẽ của mình trong đời sống chính trị, kinh tế-xã hội của Nê-pan. Về mặt xã hội, giống như Việt Nam, Nê-pan phải đương đầu với các vấn đề gay gắt phát sinh do chuyển đối thể chế gắn với phát triển kinh tế thị trường như phân hóa xã hội, chênh lệch giàu-nghèo, bần cùng hóa ở một bộ phận dân cư nông thôn, dư
thừa lao động, di dân vào đô thị, tệ nạn xã hội, tội phạm, tham nhũng, ô nhiễm môi trường. Bối cảnh này cũng chính là tiền đề thu hút sự quan tâm hỗ trợ của NGO quốc tế, do đó kinh nghiệm của Nê-pan đáng để Việt Nam nghiên cứu, học tập.
Lựa chọn trường hợp In-đô-nê-xia
Trường hợp điển hình thứ 3 là In-đô-nê-xia, cùng nằm trong khu vực Đông Nam Á, là thành viên Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) giống như Việt Nam. Giống như Việt Nam và nhiều quốc gia khác trong khối ASEAN, In-đô-nê- xia trong thập niên 1990 đã duy trì tốc độ tăng trường kinh tế cao (7-8%/năm), hội nhập quốc tế sâu rộng, trở thành một nền kinh tế mới nổi với GDP đầu người đạt 2.900 USD/năm [110]. Giống với Việt Nam, In-đô-nê-xia cũng từng là nước thuộc
địa, chịu ảnh hưởng cai trị thực dân với xu hướng đề cao vai trò kiểm soát mạnh của chính phủ. Tuy nhiên, sau khi chếđộ Xu-hác-tô bị lật đổ năm 1998, In-đô-nê-xia có thiên hướng mở, tự do, dân chủ hóa theo mô hình phương Tây.
Thể chế chính trị của In-đô-nê-xia là một nước cộng hòa với hệ thống đa
đảng phái, mức độ kiểm soát của chính phủ thấp. Đây là những đặc điểm khác biệt với Việt Nam. Bên cạnh đó, In-đô-nê-xia gặp phải nhiều vấn đề văn hóa, chủng tộc (với sự kết hợp của khoảng 250 chủng tộc), mâu thuẫn sắc tộc hơn Việt Nam. In-
đô-nê-xia là quốc gia có số dân theo Hồi giáo đông nhất thế giới (chiếm 86,1% dân số), và có lịch sử xung đột với các nhóm theo Thiên chúa giáo, Hin-đu giáo và các tôn giáo khác [21]. Đa số tín đồ Hin-đu In-đô-nê-xia là người Ba-li và đa số tín đồ
Phật giáo tại In-đô-nê-xia là người Hoa, và bản thân 2 nhóm sắc tộc này cũng tiềm
ẩn mâu thuẫn. Những căng thẳng tôn giáo và chủ nghĩa ly khai luôn đe doạ dẫn tới những xung đột bạo lực đe doạ sựổn định kinh tế và chính trịởđất nước này.
Cũng giống với các trường hợp nêu trên, In-đô-nê-xia đang trong quá trình chuyển đối thể chế. Đã có nhiều cuộc cải cách ở In-đô-nê-xia, bao gồm cải cách kinh tế theo “Trật tự mới” giữa những năm 1960, cải cách tài chính tiền tệ những