Theo nhận định của WB, tốc độ phát triển của các quốc gia tỷ lệ thuận với việc huy động các nguồn lực, trong đó các nguồn lực bên ngoài, nhất là nguồn vốn tài chính, đóng vai trò quan trọng [106]. Viện trợ của các NGO quốc tế thường dành cho các nước chậm phát triển, đang phát triển và phần nào đó cho các nền kinh tế
mới nổi. Thường các quốc gia tiếp nhận viện trợ coi khoản viện trợ này là phần của nguồn vốn bên ngoài đổ vào quốc gia đó. Chính vì vậy, cần nghiên cứu viện trợ phi chính phủ quốc tế trong tương quan với các nguồn vốn bên ngoài khác. Các nguồn vốn bên ngoài có thể do các chủ thể tư nhân, chính phủ và phi chính phủ cung cấp, trong đó đáng chú ý có 3 nguồn trực tiếp:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là khoản vốn từ cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài góp vào một dự án đầu tư, kinh doanh, sản xuất hoặc dịch vụ
trong nước, có thể dưới dạng thành lập một doanh nghiệp mới hoặc chi nhánh của doanh nghiệp nước ngoài tại nước sở tại. Trong mọi trường hợp, nhà đầu tư nắm giữ một cổ phần nhất định trong dự án hoặc doanh nghiệp mới được thành lập, có thể lên tới 100%. FDI luôn chiếm phần quan trọng trong nguồn vốn tư nhân chảy vào những nước đang phát triển, đặc biệt là những nước có mức thu nhập ở mức trung bình và cao. Kèm theo dòng tiền trong FDI, các đối tác tư nhân còn có thể
cung cấp các nguồn nhân lực khác, bao gồm các chuyên gia, cố vấn, kỹ thuật viên tay nghề cao, công nghệ, bí quyết. Nguồn lực này, tuy nhiên được sử dụng vì các mục đích vì lợi nhuận hoặc xây dựng thương hiệu, uy tín của đối tác tư nhân tại nước tiếp nhận nguồn lực.
Đối với các nước tiếp nhận, FDI giúp giảm bớt hoặc xoá bỏ tính không thống nhất về khoảng cách giữa đầu tư và trao đổi ngoại hối, như trong trường hợp của bất cứ dòng chảy vốn nào và qua đó, thúc đẩy kinh tế phát triển. FDI thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước, không giống như các hình thức vốn khác, mang đến kỹ
thuật hoặc phương pháp quản lý tiên tiên ở nước ngoài, tạo ra việc làm cho người lao động ở các nước nhận FDI.
FDI thường kèm theo sự xâm nhập của các công ty đa quốc gia với tư cách là những nhà đầu tư, hoặc FDI nằm trong chuỗi giá trị của các công ty đa quốc gia này. Đây là một doanh nghiệp lớn có công ty mẹ ở một nước và các công ty con ở
nhiều nước. Công ty mẹ khi đó là chủ đầu tư trực tiếp trong khi các công ty con hoặc các chi nhánh ở các nước khác là những nơi được đầu tư trực tiếp của công ty mẹ ở nước ngoài - tức là các công ty con của công ty đa quốc gia là một dạng đặc biệt của FDI.
Hỗ trợ phát triển chính thức
Nguồn lực cơ bản và cũng quan trọng nhất mà các chính phủ hỗ trợ nhau là nguồn tài chính. Các chính phủ thường hỗ trợ nhau thông qua các kênh chính thức như viện trợ chính phủ song phương, ODA và cho vay chính phủ. Đây là dòng tài chính chuyển từ các nước phát triển tới các nước đang phát triển dưới dạng viện trợ
không hoàn lại và/hoặc cho vay.
Để được xếp vào loại hình ODA, một khoản cho vay phải có 2 tiêu chí: (1)
được sử dụng để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của nước nhận viện trợ, và (2) phải có tối thiểu 25% giá trị viện trợ không hoàn lại [7]. Thường ODA áp dụng mức lãi suất thấp hơn mức thị trường liên ngân hàng; ngoài ra còn kèm theo các hình thức hỗ trợ như ân hạn, hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo, tư vấn. ODA bao gồm viện trợ đa phương và song phương. ODA song phương thường do các chính phủ thỏa thuận song phương với nhau và dành cho các dự án vừa và nhỏ, mang tính kỹ thuật. ODA
đa phương thường do các tổ chức liên chính phủ như UNDP, Quỹ Nhi đồng UN (UNICEF), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), WB, IMF... tài trợ và thường dành cho các chương trình lớn, mang tính dài hạn, cải cách.
Bên cạnh nguồn lực tài chính, trong ODA thường có các hợp phần hỗ trợ về
cấp sẽ làm việc trong các dự án hỗ trợ thể chế, chính sách, được tiếp cận và gây ảnh hưởng đến các chính sách của chính phủ các nước tiếp nhận ODA.
Viện trợ phi chính phủ quốc tế
Bên cạnh các chính phủ, các NGO quốc tế cũng cung cấp viện trợ cho các nước đang phát triển, các nước nghèo. Viện trợ phi chính phủ quốc tế là những khoản hỗ trợ không hoàn lại, có thể được chuyển giao trực tiếp cho các đối tác cơ
sở, hoặc chính phủ dưới dạng tiền, hàng hóa, trang thiết bị, thông qua các dự án tài trợ tài chính, chuyển giao kinh nghiệm, kiến thức, công nghệ, bí quyết hoặc đơn giản chỉ là các hoạt động hỗ trợ tình nguyện không đòi trả thù lao. Quan trọng là viện trợ phi chính phủ quốc tế không phải là các khoản tài chính chuyển vào tài khoản chính phủ mà được NGO quốc tế trực tiếp giải ngân, hoặc chuyển cho các
đối tác trong nước thực hiện.
Đặc trưng cơ bản của viện trợ phi chính phủ quốc tế là khoản tài trợ không hoàn lại 100% và thường không đi kèm với các điều kiện về lợi ích kinh tế, áp đặt hoặc gây ảnh hưởng đối với nước tiếp nhận. Đây là đặc trưng quan trọng nhất để
phân biệt viện trợ phi chính phủ với các nguồn vốn bên ngoài khác. Viện trợ phi chính phủ chủ yếu nhằm vào đối tượng cộng đồng, đặc biệt là các đối tượng chịu thiệt thòi hay dễ tổn thương trong quá trình phát triển, chuyển đổi thể chế kinh tế-xã hội, nên khác biệt với các nguồn vốn tư nhân. Đa sốđối tượng thụ hưởng là phụ nữ, trẻ em, đối tượng ở vùng sâu, vùng xa, đối tượng thiệt thòi trong xã hội. Viện trợ
phi chính phủ thường được thực hiện thông qua các dự án phát triển cộng đồng bền vững với triết lý “cho cần câu cá hơn là cho cá” và “quy mô nhỏ là đẹp” [57]. Cách tiếp cận của NGO là trực tiếp hỗ trợ người thụ hưởng, lôi kéo họ tham gia vào dự án thông qua mô hình tự trợ giúp. Sự tham gia của cộng đồng, cơ sở địa phương vào các dự án phi chính phủ hình thành nhận thức của người thụ hưởng được sở hữu các dự án này, giúp tránh được xung đột về lợi ích, văn hoá với nước tiếp nhận như xảy ra đối với các dự án FDI.
Viện trợ phi chính phủ quốc tế có nguồn gốc từ nhiều nguồn như: các nguồn tài trợ của cá nhân hoặc tổ chức/doanh nghiệp cho NGO; các ngân quỹ của chính phủ, liên chính phủ, các NGO quốc tế khác mà NGO vận động được để triển khai cho các chương trình/dự án cụ thể mà ngân quỹ đó tài trợ; phí và các khoản đóng góp hội viên; lãi tiết kiệm hoặc lợi nhuận từ khoản tiền NGO đầu tư; thù lao cho các hoạt động vận động được trả tiền của NGO; các hoạt động quyên góp và gây quỹ
khác. Hiện nay, 2 nguồn quỹ đầu tiên vẫn chiếm đa số trong các nguồn quỹ của NGO quốc tế. Tuy nhiên trong thời gian tới, với sự hạn chế của các nguồn quỹ này, NGO quốc tế sẽ phải cắt giảm viện trợ hoặc tìm tòi sáng tạo hơn ở các hình thức gây quỹ khác.