đô-nê-xia
Chính phủ In-đô-nê-xia coi NGO là “tổ chức giao quyền cho xã hội” [13]. NGO được coi là phương tiện để nhà nước giao quyền cho xã hội nhằm điều chỉnh những lệch lạc do tiến trình phát triển xã hội ở In-đô-nê-xia gây ra. Chủ trương này
được đưa ra dưới sức ép của xã hội, cùng với phong trào xuống đường và phong trào sinh viên những năm đầu 1990 [59]. Chính quyền In-đô-nê-xia nhận ra nhu cầu cần thiết có diễn đàn cho các NGO và tổ chức các NGO lại để tăng cường tinh thần trách nhiệm của cộng đồng NGO đối với thực hiện chức năng của cộng đồng này. Chính phủ mong muốn cộng đồng năng động, dân chủ, mạnh mẽ hơn sẽ xuất hiện thông qua nâng cao năng lực cộng đồng để giải quyết các vấn đề của cộng đồng. Cũng với quan điểm chính trị theo mô hình phương Tây do lịch sử để lại, các vấn
đề dân chủ, nhân quyền không nhạy cảm nhưở các nước theo mô hình chuyển đổi.
Ở In-đô-nê-xia, các NGO xuất hiện sớm, xã hội dân sự có bề dày và truyền thống phát triển, đây là đặc thù khác với Trung Quốc và Nê-pan.
Tuy nhiên, chính phủ In-đô-nê-xia cũng gặp khó khăn trong việc phối hợp công việc với các NGO quốc tế. Do các NGO quốc tế phát triển nhanh trong thời gian qua và chính phủ không đủ năng lực đề theo dõi, giám sát khu vực này. Cũng có những quan ngại về mối liên hệ giữa NGO quốc tế và khủng bố, nhất là sau các sự kiện khủng bố từ năm 2002-2005. Các lo ngại về “dân chủ quá khích” trong các hoạt động của NGO quốc tếđã được dấy lên trên các phương tiện truyền thông [54].
Quan điểm của chính phủ In-đô-nê-xia đã trở nên tích cực hơn sau thảm họa sóng thần ở A-chê. Cộng đồng xã hội và chính phủđã thừa nhận vai trò tích cực của NGO, trong đó có NGO quốc tế trong các hoạt động cứu trợ khẩn cấp, nhân đạo, từ đó giúp xây dựng quan hệ tích cực giữa NGO và chính phủ. Chính quyền nhận ra nhu cầu cần phải thay đổi vai trò của các bên trong mối quan hệ nhà nước-doanh
nghiệp-xã hội thông qua việc giao quyền, cơ chế thực hiện các sáng kiến cộng đồng, các phong trào tự quản, khuyến khích dân chủ cơ sở và vai trò chủ động tham gia các chương trình phát triển của chính phủ.
Hệ thống luật pháp dân sự của In-đô-nê-xia chịu ảnh hưởng của mô hình thuộc địa Hà Lan. Có 3 loại hình NGO được công nhận tại đất nước này là các quỹ, hiệp hội, và tổ chức quần chúng. Thực tế, ở In-đô-nê-xia, khái niệm NGO được diễn
đạt là “các tổ chức cộng đồng tự lực/tự chủ”. Có một số đạo luật trong đó có các
điều khoản điều tiết các NGO quốc tế, đáng chú ý là Đạo luật 37 năm 1999 hình thành cơ quan điều phối chung, Đạo luật 16 năm 2001 về việc cho người nước ngoài thành lập các NGO tại In-đô-nê-xia, Đạo luật 39 năm 2004 vềđăng ký NGO quốc tế tại In-đô-nê-xia, và Nghị định Chính phủ số 2 năm 2006 về tiếp nhận viện trợ nước ngoài, Thông tư của Bộ Nội vụ số 3 và số 38 năm 2008 về việc tài trợ của NGO quốc tế tại In-đô-nê-xia.
Theo quy định hiện hành tại In-đô-nê-xia, tất cả các NGO quốc tế muốn hoạt
động tại nước này phải có quốc tịch từ các nước có quan hệ ngoại giao với In-đô- nê-xia, phải đăng ký quy chế phi chính phủ tại nước đó, sử dụng các nguồn tài trợ
hợp pháp bên ngoài In-đô-nê-xia và chỉ thực hiện các hoạt động, hoặc triển khai dự
án được nêu trong thỏa thuận với các bộ hữu quan hoặc các cơ quan chính phủ In-
đô-nê-xia. Tất cả NGO quốc tế trong khi tiến hành hoạt động tại In-đô-nê-xia phải
đăng ký và chịu sự điều tiết của Bộ Ngoại giao In-đô-nê-xia. Trong quá trình hoạt
động, NGO quốc tế không được tham gia vào hoạt động chính trị hoặc gây mất ổn
định, hoặc các hoạt động tôn giáo, các hoạt động thu lợi nhuận hoặc các hoạt động gây quỹ tại In-đô-nê-xia. Các NGO trong nước tham gia vào các hoạt động dự án cũng phải đăng ký với chính phủ thông qua Bộ Nội vụ, được thể hiện trong thỏa thuận với chính quyền địa phương nơi diễn ra dự án. Các dự án NGO quốc tế cần
đảm bảo tuyển dụng người In-đô-nê-xia vào làm việc, mỗi dự án chỉ được phép có 3 chuyên gia nước ngoài công tác trên 1 năm. Chi phí hành chính của dự án không quá 20%. Các hoạt động và kết quả dự án phải báo cáo lên bộ ban ngành đối tác
hoặc cơ quan chính phủ. Chính phủ có quyền giám sát và đánh giá dự án.
Cũng giống như ở Trung Quốc và Nê-pan, đối với các đối tác NGO trong nước của NGO quốc tế, quy định của In-đô-nê-xia là các tổ chức tiếp nhận viện trợ
này phải đăng ký với Bộ Nội vụ. Năm 2002, các NGO ở In-đô-nê-xia xây dựng bộ
quy tắc đạo đức với sự hỗ trợ của Cơ quan Phát triển Nghiên cứu, Giáo dục, Kinh tế
và Xã hội In-đô-nê-xia. Cơ quan này là tổ chức bao trùm cấp quốc gia nhằm đưa các hoạt động NGO đến cấp cơ sở, điều phối hoạt động các NGO. Các chính phủ
nước ngoài, tổ chức quốc tế và NGO quốc tế như chính phủ Hoa Kỳ, Đức, các cơ
quan viện trợ nước ngoài của Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Quỹ Pho, Viện Côn-rát A-
đê-nau-ơ… đã tham gia tài trợ cho Cơ quan Phát triển Nghiên cứu, Giáo dục, Kinh tế và Xã hội In-đô-nê-xia. Bên cạnh đó, chính phủ In-đô-nê-xia còn hậu thuẫn thành lập Quỹ Xa-tu-na-ta để vận động tài trợ đào tạo năng lực quản lý cho NGO trong nước [55].
Ở In-đô-nê-xia hình thành quan hệ giữa các tổ chức chính phủ (kiểu như Cơ
quan Phát triển Nghiên cứu, Giáo dục, Kinh tế và Xã hội, Chương trình phát triển các khu vực chậm phát triển, Chương trình quỹ an sinh…) và NGO dựa trên nền tảng chấp nhận cách nhìn nhận, giá trị và trách nhiệm của 2 khu vực này trong việc cung cấp các dịch vụ xã hội trong khuôn khổ luật lệ của nước này, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Chính phủ có xu hướng tiếp cận từ trên-xuống, do đó khó tiếp cận với nhu cầu cơ sở của người dân. Trong khi đó, NGO trong đó có các NGO quốc tế, thường tiếp cận từ dưới-lên, khuyến khích tính tự chủ, tự trợ giúp của cộng đồng. Chính vì vậy mối quan hệ giữa các tổ chức chính phủ và NGO là cần thiết và được cả chính phủ và người dân ủng hộ.
Thông qua mối quan hệ đối tác tổ chức chính phủ-NGO, NGO quốc tế tạo
được ảnh hưởng và tiếp cận được với giới hoạch định chính sách, thông qua đó có tác động nhất định tới chính sách phát triển của In-đô-nê-xia. Các sáng kiến của NGO quốc tế được các tổ chức chính phủ tiếp thu và áp dụng. Nhiều dự án phát triển được NGO quốc tế tài trợ triển khai thí điểm và đúc rút thành bài học kinh
nghiệm trước khi được nhân rộng thông qua các tổ chức chính phủ. Chính phủ In-
đô-nê-xia tạo điều kiện cho cộng đồng NGO dưới sự điều phối của NGO quốc tế
duy trì cơ chế trao đổi thông tin, thảo luận để tìm ra các sáng kiến mới. Bên cạnh
đó, trên góc độ triển khai, NGO quốc tế hỗ trợ nâng cao năng lực cho các tổ chức chính phủở In-đô-nê-xia [71].
Tuy nhiên, các NGO quốc tếở In-đô-nê-xia cũng chịu ảnh hưởng của chính sách và căn cứ vào phản ứng của chính quyền để đề ra phương hướng và biện pháp hoạt động của mình. Bên cạnh đó có các trở ngại trong việc duy trì quan hệđối tác giữa các tổ chức chính phủ và NGO quốc tế. Một mặt, các tổ chức chính phủ chịu
ảnh hưởng lề lối quan liêu, cứng nhắc, dựa quá nhiều vào luật lệ trong khi luật lệ
chưa đầy đủ. Trong khi đó, NGO lại cần linh hoạt, tự do và cởi mở trong quan hệ. Mặt khác, nhiều lúc NGO hoạt động khá tự do, thiếu sự tư vấn và trao đổi thông tin với chính quyền địa phương và các tổ chức chính phủ, nhiều khi thiếu sự tập trung vào các mục tiêu phát triển ưu tiên của địa phương.
Dưới tác động và hỗ trợ của NGO quốc tế, các NGO trong nước có nỗ lực trong việc cải thiện hiệu năng cơ cấu quản lý. Phần lớn các NGO ở In-đô-nê-xia vẫn còn theo mô hình quản lý tập trung, ít có sự tham gia của các thành viên tổ chức vào việc ra quyết định. Không có các cơ chế trao đổi thông tin về các hoạt động của NGO đối với người thụ hưởng, cũng như NGO trong nước và nước ngoài, các nhà tài trợ, chủ yếu chỉ qua báo cáo văn bản. Do chịu ít áp lực và quản lý của chính phủ
cũng như khu vực tư nhân, khu vực NGO không có các nỗ lực cải thiện hiệu năng quản lý. Mỗi khi chính phủ yêu cầu cải cách cơ cấu quản trị của NGO thì các tổ
chức này liên minh với nhau để chống lại. NGO chủ yếu do giới trung lưu, có học thức lãnh đạo, thường đưa vào các mục tiêu và nội dung hoạt động riêng. Chính phủ đã ban hành Đạo luật Ia-ya-san nhằm thể chế hóa vai trò quản lý của hội đồng quản trị NGO và các quy định về công khai, minh bạch về tài chính, phổ biến thông tin.
Sau sự sụp đổ của chế độ Xu-hác-tô ở In-đô-nê-xia, cùng với quá trình phát triển kinh tế, chính phủ nhìn nhận vai trò NGO quốc tế tích cực hơn trong việc thúc
đẩy phát triển đất nước, đấu tranh cho quyền của bộ phận thiệt thòi trong xã hội và dân chủ. Chính phủ không can thiệp vào hoạt động của NGO nói chung. NGO đã tham gia vào đời sống chính trị và có tiếng nói trong xã hội. Các NGO quốc tế đã thúc đẩy liên minh của các NGO trong nước để tổng hợp nguồn lực. Tuy nhiên, các cơ quan chính phủ vẫn khó hợp tác với NGO. Thực tiễn ở In-đô-nê-xia cần có tổ
chức bao trùm tạo điều kiện cho đối thoại với NGO quốc tế và các cơ quan quản lý.
2.5.3. Đánh giá công tác huy động viện trợ phi chính phủ quốc tế ở In-đô-
nê-xia
Các mặt tích cực
Theo khảo sát của Cơ quan Phát triển Nghiên cứu, Giáo dục, Kinh tế và Xã hội In-đô-nê-xia năm 2009, về cơ bản các dự án phi chính phủ hoặc của chính phủ
nước ngoài thực hiện qua đường phi chính phủ mà In-đô-nê-xia thu hút được đều có tác dụng tốt, sát thực tiễn, đúng nhu cầu, dễ thực hiện, nhanh mang lợi cho các đối tượng thụ hưởng, có ý nghĩa xã hội [13]. Có thể thấy đa số các mặt tích cực này trùng với các mặt tích cực tại 2 trường hợp điển hình đã phân tích, bên cạnh đó cũng có những điểm mang tính đặc thù của In-đô-nê-xia.
Thứ nhất, In-đô-nê-xia đặc biệt phát huy được vai trò tích cực của các NGO quốc tế trong các hoạt động cứu trợ khẩn cấp, nhân đạo. Đây là một đặc thù riêng về lĩnh vực viện trợ tại In-đô-nê-xia so với các nước tiếp nhận viện trợ phi chính phủ quốc tế khác. Với vị trí địa lý nằm trong vành đai bão của Thái Bình Dương, In-đô-nê-xia chịu nhiều hậu quả của thiên tai. Sự cứu trợ kịp thời của các NGO quốc tế cho các nạn nhân thiên tai hàng năm tiếp tục có những đóng góp quan trọng, có ý nghĩa.
Thảm họa sóng thần tại A-chê vào tháng 12/2004 đã thay đổi nhận thức của cộng đồng và chính phủ về vai trò tích cực của NGO quốc tế trong các hoạt động cứu trợ khẩn cấp, nhân đạo, từ đó giúp xây dựng quan hệ tích cực giữa NGO và chính phủ. Chỉ trong vòng 1 tháng sau thảm họa, có khoảng trên 3.600 NGO quốc
tế tập trung tại khu vực này, xây dựng mạng lưới điều phối viện trợ khẩn cấp. Các NGO có phản ứng nhanh như FAO, Tổ chức Di trú Quốc tếđã huy động mạng lưới hậu cần sẵn có, đóng vai trò chủđạo trong chiến dịch cứu trợ này. Tổ chức Ke thực hiện nhiều dự án lớn tại In-đô-nê-xia bao gồm các hoạt động cứu trợ khẩn cấp, chủ
yếu ở các vùng nông thôn, sức khoẻ cộng đồng, y tế dự phòng. Tổ chức Ke cũng phối hợp với Tổ chức Hê-len Ke-lơ Quốc tế đào tạo nhân viên cứu trợ trong đợt sóng thần tại A-chê năm 2005 [93].
Bên cạnh đó, viện trợ khẩn cấp của NGO quốc tế đến tay người dân nhanh hơn những nguồn cứu trợ khác do đa số NGO quốc tế có cơ sở, chi nhánh tại các
địa phương gặp nạn, xử lý viện trợ nhanh, tránh các thủ tục hành chính quan liêu. Các khoản cứu trợ của NGO quốc tế đã có tác dụng đáng kể trong việc giúp nhân dân động viên tinh thần, khắc phục khó khăn và ổn định cuộc sống.
Thứ hai, In-đô-nê-xia đã huy động được viện trợ phi chính phủ quốc tế giúp
đào tạo tăng cường năng lực đối tác cơ sở thông qua các dự án phát triển dài hạn. Công tác đào tạo, nâng cao năng lực cán bộđịa phương được tiến hành ở nhiều cấp với tính phù hợp với từng đối tượng ở mỗi cấp và gắn với điều kiện thực tế của cơ
sở. Các NGO quốc tế tập trung nhấn mạnh vào đào tạo, nâng cao năng lực quản lý
và đánh giá dự án phát triển cho người dân và các tổ chức địa phương thông qua trực tiếp thực hành tại các dự án phi chính phủ. Ngoài việc cùng tham gia khâu giám sát, thảo luận, lựa chọn lĩnh vực ưu tiên cho dự án và trực tiếp tham gia triển khai, NGO quốc tế cũng góp phần khơi dậy nội lực và tính chủđộng của người dân.
NGO quốc tếđược khuyến khích dành tỷ lệ tương đối cao trong viện trợ cho tập huấn, đào tạo cùng với sự tham gia hướng dẫn của chuyên gia nước ngoài có kinh nghiệm và trong nhiều dự án, gắn với tham quan, tìm hiều mô hình ở các nước có điều kiện tương tự. Đa số dự án phi chính phủ quốc tế đều có hợp phần đào tạo và chiếm trung bình 15-20% giá trị dự án [13].
Thứ ba, NGO quốc tế được In-đo-nê-xia tạo huy động đóng vai trò tích cực giúp giải quyết các vấn đề xã hội của In-đô-nê-xia. Trong nền kinh tế thị trường ở
In-đô-nê-xia, đầu tư vào dịch vụ y tế, xã hội, giáo dục gặp nhiều khó khăn, đặc biệt
ở các vùng nông thôn, miền núi, vùng nghèo, là những địa bàn khó tiếp cận các nguồn lực chính thức. Thực tế cho thấy trong khi ODA chỉ dành 0,1% cho giáo dục và 0,3% cho y tế thì viện trợ phi chính phủ quốc tế cho In-đô-nê-xia đã dành ưu tiên cho 2 khu vực này với tỷ lệ tương ứng là 15% và 20% [13]. Đối tượng thụ hưởng dự án của NGO quốc tếđa số là người nghèo ở các vùng khó khăn của In-đô-nê-xia, trong đó ưu tiên đặc biệt phụ nữ và trẻ em. Nhờ vậy, chất lượng cuộc sống ở nhiều vùng nông thôn và ngay ở thành phốđược góp phần cải thiện, theo đúng MDG.
Cũng trong lĩnh vực này, ngay từ đầu những năm 1990 đã xuất hiện vai trò của các dự án của các NGO quốc tế hướng đến mục tiêu xóa bỏ, khắc phục quan