Thực trạng quản lý nhà nước về viện trợ phi chính phủ quốc tế ở Trung Quốc

Một phần của tài liệu Huy động nguồn lực phi chính phủ quốc tế trong phát triển kinh tế xã hội ở một số nước châu á đang phát triển (Trang 78 - 82)

Trung Quốc

Ở Trung Quốc, các tổ chức xã hội theo quy định hiện hành được phân thành 3 loại: quỹ, nhóm xã hội, và các tổ chức tư nhân. Theo các quy định hiện hành, NGO, bao gồm cả tổ chức nước ngoài, phải chịu sự đăng ký và giám sát kép: phải

đăng ký với Bộ Nội vụ và Sở Nội vụ địa phương; trước khi đăng ký phải được sự

bảo trợ của chính quyền, hoặc doanh nghiệp Trung Quốc [85]. Hiện không có luật riêng cho NGO quốc tế.

Trong những năm 1980, các NGO quốc tế xâm nhập Trung Quốc thông qua thiết lập trụ sở hoặc chi nhánh tại Hồng Công hay Ma Cao để trực tiếp điều hành các chương trình tại Trung Quốc (ví dụ như Quỹ Rốc-cơ-phe-lơ, Quỹ Cứu trợ Trẻ

em Mỹ…); đăng ký tại Phòng Thương mại Trung Quốc theo pháp nhân doanh nghiệp (ví dụ như Quỹ châu Á, Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Mỹ…); hoặc xin áp dụng quy chế chuyên gia nước ngoài cho tổ chức mình (ví dụ như Quỹ Pho, Plan Quốc tế…). Khi khuôn khổ pháp lý về phi chính phủ bắt đầu hình thành giữa những năm 1990, các NGO quốc tế lớn đăng ký thành lập văn phòng đại diện tại Bắc Kinh

để làm đối tác với một số cơ quan chính phủ Trung Quốc (ví dụ Học viện Khoa học Trung Quốc là đối tác của Quỹ Pho). Việc thiết lập hợp tác với các cơ quan nhà nước của Trung Quốc giúp các NGO quốc tế trực tiếp triển khai chương trình viện trợ mà không cần phải đăng ký với chính phủ Trung Quốc. Để tránh bị quản lý chặt chẽ, các NGO quốc tế thiết lập văn phòng đại diện tại các thành phố khác ngoài Bắc Kinh và ký kết bản ghi nhớ với chính phủđịa phương Trung Quốc. Vũ Hán đã trở

thành địa phương hợp tác với các NGO quốc tế nhiều nhất ở Trung Quốc một phần vì lý do quản lý không quá chặt chẽ của chính quyền thành phố [79]. Các NGO quốc tế hợp tác với các tổ chức chính phủ hoặc ủy quyền cho các NGO Trung Quốc

để thiết lập các chương trình mà không cần đăng ký.

Trung Quốc áp dụng chính sách “không công nhận, nhưng không cấm” với

[48]. Trung Quốc xây dựng cơ chế hợp tác với NGO quốc tế thông qua Hiệp hội Trung Quốc Hợp tác với NGO và Trung tâm Trao đổi Kinh tế, Kỹ thuật Quốc tế

Trung Quốc. Các tổ chức này đóng vai trò đầu mối quan hệ với các NGO quốc tếđể điều phối, thúc đẩy gây quỹ, hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo năng lực cho các NGO địa phương. Một số địa phương hình thành các hiệp hội địa phương hợp tác với NGO trực thuộc Sở Ngoại thương và Hợp tác kinh tế của địa phương để hợp tác với các NGO quốc tế (như các tỉnh Vũ Hán, An Huy, Tứ Xuyên). Các hiệp hội này hỗ trợ

NGO quốc tế tìm đối tác địa phương, đăng ký, xin giấy phép xuất nhập cảnh, giấy phép lao động, quy chế miễn thuế và các yếu tố pháp lý khác liên quan đến các NGO quốc tế và các dự án của họ [78].

Hệ thống chính trị tập trung ở Trung Quốc không cho các NGO có quyền tự

chủ giống như ở Mỹ, châu Âu hay Mỹ La-tinh. Nhà nước do đảng Cộng sản lãnh

đạo ở Trung Quốc vốn coi các nhóm xã hội là “dây tời chính sách” hơn là các tác nhân xã hội tự chủ có thể giám sát chính phủ. Tuy nhiên, quan điểm này đã thay đổi trong công cuộc “cải cách mở cửa” của Trung Quốc. Chính phủ không giám sát các NGO quốc tế mà chỉ đưa ra nguyên tắc chung đối với các tổ chức này là “tuân thủ

hiến pháp, pháp luật, bảo vệ sự thống nhất, an ninh và hài hòa giữa các dân tộc” và “không xâm hại lợi ích của nhà nước và đạo đức xã hội” (theo Quy định tổ chức hội năm 1988 cũng như Quy định về quản lý các quỹ năm 1990) [24]. Tuy nhiên, định nghĩa về các thành tố trong nguyên tắc nói trên không rõ ràng nên hoàn toàn phụ

thuộc sự diễn giải của chính quyền khi hành xử với các NGO quốc tế. Bên cạnh đó, việc thực thi các quy định ở địa phương có thể được linh hoạt theo các lợi ích địa phương. Các NGO quốc tế thường chọn cách xây dựng quan hệ tốt với chính quyền, hoặc tìm kiếm sự bảo trợ của các tổ chức chính trị-xã hội, các tổ chức nhà nước (ví dụ như tổ chức Ốc-pham Hồng Công được sự bảo trợ của Sở Nông nghiệp tỉnh Vũ

Hán) đểđược tạo điều kiện hoạt động.

Trung Quốc luôn quan ngại của về sự hiện diện của NGO quốc tế, vai trò tiêu cực của các tổ chức này trong việc xâm hại an ninh quốc gia, ổn định chính trị,

thúc đẩy tham nhũng, tuyên truyền giá trị phương Tây không phù hợp với điều kiện của Trung Quốc, đặc biệt là khuyến khích các thảo luận về việc thành lập hội, đe dọa vai trò nhà nước do đảng Cộng sản lãnh đạo. Cuối những năm 1990, chính phủ

Trung Quốc phát động việc thể chế hóa các NGO quốc tế thông qua việc bắt buộc các tổ chức này phải đăng ký qua Bộ Nội vụ. Trung Quốc cũng kiểm soát chặt các NGO quốc tế do các chính phủ phương Tây hậu thuẫn không để thực hiện “diễn biến hòa bình”, giống như các cuộc “cách mạng màu” ở Đông Âu và Trung Á [83]. Các NGO quốc tế hoạt động trên các lĩnh vực nhạy cảm bị hạn chế quan hệ với các NGO trong nước và có nguy cơ bị đóng cửa [31]. Trong khi đó, viện trợ phi chính phủ quốc tế trên các lĩnh vực phù hợp với ưu tiên phát triển của Trung Quốc như

chống đói nghèo, môi trường, giảm nhẹ thiên tai… được tạo điều kiện. Chính phủ

Trung Quốc kêu gọi sự hỗ trợ từ cộng đồng NGO quốc tế và sẵn sàng ký thỏa thuận về các hợp tác này [103].

Trong khi chính quyền trung ương không khuyến khích ý tưởng cải cách chính trị do NGO quốc tế thúc đẩy, thì một số chính quyền địa phương lại tiếp nhận các sáng kiến cải cách chính trị dễ dàng hơn. Có sựđồng thuận ở Trung Quốc, nhất là cấp cơ sở về chống tham nhũng, giảm quyền lực tập trung của nhà nước, minh bạch hóa và chịu trách nhiệm, bầu cử địa phương dân chủ và xu thể tự chủ. Từ

những năm 1990 trở đi, các NGO quốc tế như Viện Các-tơ, Quỹ Pho, Viện Cộng hòa (Mỹ) đã tham gia tích cực vào các cuộc bầu cửđịa phương thông qua cung cấp quỹ, đào tạo nhân lực, hỗ trợ thiết kế chương trình, chiến lược. Năm 1994, Viện Cộng hòa là tổ chức đầu tiên được phép quan sát hơn 60 cuộc bầu cử địa phương ở

Trung Quốc. Viện Các-tơ cũng ký thỏa thuận với Bộ Nội vụ Trung Quốc năm 1997

để hỗ trợ bầu cửđịa phương [112].

Cho đến nay, Trung Quốc chưa có quy định pháp luật thống nhất liên quan

đến đăng ký và quản lý của các NGO quốc tế. Mặc dù Trung Quốc đã “mở cửa” cho thế giới bên ngoài từ cuối những năm 1970, song Quy định về quản lý các tổ chức nước ngoài do Phòng Thương mại Trung Quốc ban hành từ năm 1989 phải đến năm

2004 mới chính thức phát huy hiệu lực, mặc dù vậy, chỉ áp dụng cho các phòng thương mại nước ngoài tại Trung Quốc. Việc Trung Quốc nghi ngờ các NGO quốc tế và mong muốn kiểm soát NGO quốc tế làm cho NGO quốc tế khá khó khăn trong việc đăng ký, chẳng hạn như thành lập các văn phòng và hoạt động hợp pháp của họ

tại Trung Quốc.

Chính phủ hầu như không có cơ chế hiệu quả để giám sát và quản lý hoạt

động của NGO quốc tế ở Trung Quốc. Ví dụ, giữa những năm 1990, NGO quốc tế

triển khai nhiều chương trình tín dụng ngắn hạn trong bối cảnh một làn sóng vốn FDI và dòng tài chính tư nhân từ nước ngoài đổ vào Trung Quốc trong các hình thức khác nhau. Chính phủ Trung Quốc và các tổ chức nghiên cứu biết rất ít về

lượng vốn nước ngoài đã đi vào đất nước, những chương trình các NGO quốc tếđã giới thiệu vào Trung Quốc và những gì diễn ra của Trung Quốc. Nhiều cơ quan chính phủ và tổ chức giành giật nhau để thu hút các NGO quốc tế làm đối tác viện trợ nhưng lại không kiểm tra, giám sát hiệu quả hoạt động của họ [61]. Việc thiếu khuôn khổ pháp lýđã hạn chế tiếp cận của NGO quốc tế vào Trung Quốc, thực hiện các dự án ở nước này, đồng thời cũng hạn chế cơ sở cho việc giám sát, quản lý

NGO quốc tế tại Trung Quốc. Do đó, việc thống kê kết quả của hỗ trợ NGO quốc tế

khó thực hiện đầy đủ tại Trung Quốc.

Bên cạnh đó, các cơ quan điều phối và quản lý NGO quốc tế gặp khó khăn về nhân sự cũng như bị hạn chế về quyền hạn và cơ chế để đảm đương khối lượng công việc phức tạp và đa dạng. Đa số các cán bộ làm công tác NGO là cán bộ trẻ, thiếu kinh nghiệm làm việc với các NGO quốc tế. Khó khăn này làm cho các cơ

quan quản lý không thể bao quát được hết các NGO quốc tế cũng như việc triển khai các dự án, nhiều khi phải dựa vào cơ sở địa phương trong khi trình độ, năng lực các cơ sở còn nhiều hạn chế, thiếu thời gian nghiên cứu đối tác và tình hình, do

đó nhiều khi bị động trước sự thay đổi của các NGO quốc tế, lúng túng trước các phương thức hoạt động mới của các NGO này. Công tác đào tạo cán bộ cho cơ sở, chưa đáp ứng nhu cầu của cơ sở [22].

Một phần của tài liệu Huy động nguồn lực phi chính phủ quốc tế trong phát triển kinh tế xã hội ở một số nước châu á đang phát triển (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)