Một số đề xuất nhằm tăng cường hiệu quả huy động viện trợ phi chính phủ quốc tế ở Việt

Một phần của tài liệu Huy động nguồn lực phi chính phủ quốc tế trong phát triển kinh tế xã hội ở một số nước châu á đang phát triển (Trang 167 - 193)

chính phủ quốc tế ở Việt Nam

Từ các bài học kinh nghiệm ở Trung Quốc, Nê-pan và In-đô-nê-xia cũng như

sự tương đồng vềđặc thù và diễn tiến phát triển kinh tế xã hội giữa các nước được khảo cứu nói trên và Việt Nam, đặc biệt lưu ý thực tiễn công tác quản lý viện trợ

phi chính phủ quốc tế mang đặc thù triển khai của Việt Nam so với các nước này, có thể thấy các bài học ở rút ra từ nghiên cứu 3 trường hợp điển hình nói trên có thể

vận dụng cho Việt Nam trên một số khía cạnh.

Thứ nhất, cần có nhận thức đúng về chủ thể NGO quốc tế, thống nhất quan

điểm nhận thức chung về vai trò NGO quốc tế. Cần quan hệ gần gũi với NGO quốc tế, vận động, định hướng NGO quốc tế có hiểu biết đầy đủ, để từ đó bám sát vào

các chương trình phát triển kinh tế-xã hội nói chung và cho các vùng khó khăn của Việt Nam.

Trước hết, cần có nhận thức chung trong xã hội và các cơ quan quản lý là mặc dù NGO quốc tế nói chung, có nơi, có lúc, có biểu hiện tiêu cực, nhưng nhìn tổng thể, các tổ chức này có những giá trị nhân văn tốt đẹp, có nhiều mặt tích cực hơn, mong muốn được trợ giúp các nước đang phát triển để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội đúng đắn, được cộng đồng thể giới thống nhất trong MDG. Theo đó, viện trợ của NGO quốc tế nhìn chung đáp ứng các mục tiêu nói trên và là một nguồn lực cần thiết, không thể xem nhẹ, đối với phát triển kinh tế-xã hội ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, cũng cần nhận thức rõ, mặc dù viện trợ phi chính phủ quốc tế chủ yếu là không hoàn lại, nhưng người dân trong xã hôi và các cơ quan tiếp nhận cần phải nhìn nhận loại hình viện trợ này hết sức nghiêm túc, đảm bảo sử dụng đạt kết quả, hiệu quả cao nhất và tính bền vững của trợ giúp. Các cơ quan quản lý cần coi viện trợ phi chính phủ quốc tế như một phần ngân sách để quản lý có trách nhiệm và đảm bảo hiệu quả, tính minh bạch cao nhất. Bên cạnh đó, cần thiết có những cơ chế tài chính của Việt Nam để đối ứng lại nguồn viện trợ phi chính phủ quốc tế (ví dụ như vốn đối ứng, nguồn lực con người, hỗ trợ về hạ tầng cơ sở…) để tăng trách nhiệm cho đối tượng thụ hưởng và tạo động lực cho NGO quốc tế tiếp tục viện trợ.

Cần có kế hoạch truyền thông, giáo dục nhận thức trong xã hội và các cơ

quan quản lý nhà nước vềđặc thù và tác động của NGO quốc tế và ở cấp cao hơn cần có một chiến lược vận động viện trợ NGO quốc tế ở cấp quốc gia. Các trường

đại học, viện nghiên cứu cần đưa môn học và các nghiên cứu về khu vực phi chính phủ, xã hội dân sự vào nội dung giảng dạy và nghiên cứu để trang bị cho xã hội những nhận thức đúng đắn và sâu sắc về khu vực này; đồng thời giúp giới học giả, nghiên cứu và các nhà hoạt động có thêm các tri thức và năng lực để tư vấn chính sách, phản biện xã hội, đề xuất các kiến nghị cho các cơ quan quản lý về chính sách liên quan đến khu vực phi chính phủ.

Mở rộng hơn, cần có các quy hoạch chiến lược, chính sách và biện pháp xây dựng xã hội dân sự theo định hướng chính trị của Việt Nam. Việc xây dựng xã hội dân sựđã trở thành một đòi hỏi trong thời kỳ mới, đáp ứng yêu cầu và mục tiêu hội nhập quốc tế, phát huy các nội lực. Xã hội dân sự là đối tác phù hợp đối với NGO quốc tế và được NGO quốc tế mong đợi để phát huy được vai trò của viện trợ phi chính phủ quốc tế. Bên cạnh đó, việc xây dựng xã hội dân sự giúp thực hiện chếđộ

dân chủ cơ sở, thúc đẩy tiến bộ xã hội, phù hợp với chủ trương phát triển của Việt Nam và hướng ưu tiên tài trợ của nhiều NGO quốc tế và nhà tài trợ.

Thứ hai, quản lý nhà nước cần có hệ thống, đúng nguyên tắc nhưng linh hoạt. Việt Nam cần củng cố và phát triển cơ quan chuyên trách điều phối, quản lý

NGO quốc tế theo các cấp, giao quyền tự chủ và trách nhiệm để đảm bảo độ chủ động, linh hoạt và xử lý công tác quản lý viện trợ phi chính phủ quốc tế kịp thời. Tuy nhiên, Nhà nước cần có cơ chế giám sát để đảm bảo tính thống nhất, hệ thống và đúng định hướng. Trong công tác triển khai cụ thể, Nhà nước cần tiếp tục ban hành các cơ chế, chính sách đầy đủ, đồng bộ, thông thoáng, giảm thiểu các thủ tục hành chính phiền hà, quan liêu cản trở cho việc tiếp nhận viện trợ. Các bộ, ban, ngành liên quan đến NGO quốc tế cần phối hợp tốt hơn để đảm bảo quản lý nguồn lực này chặt chẽ, nhưng cũng cần linh hoạt để tăng cường thu hút nguồn lực và tăng tốc độ giải ngân.

Nhà nước cần nhanh chóng tạo cơ sở pháp lý, thể chế hoá để tiến tới việc xây dựng Luật về phi chính phủ. Đây là một biện pháp cần thiết trong khuôn khổ xây dựng xã hội dân sự nhưđã nêu trên. Việc tạo ra hành lang pháp lý minh bạch để cho phép thành lập NGO trong nước sẽ giúp giảm thiểu tác động tiêu cực từ bên ngoài trong việc thúc đẩy thành lập các NGO trong nước, giảm thiểu mức độ phụ thuộc vào NGO bên ngoài và chịu sự áp đặt, hoặc trở thành công cụ của NGO quốc tế.

Đối với một số NGO hoạt động trong lĩnh vực nhạy cảm như nhân quyền, dân chủ, đã từng tham gia vào các chiến dịch thay đổi chế độ ở các nước Đông Âu và Liên Xô (cũ), nếu chỉ tiếp cận theo hướng “phòng thủ”, ngăn ngừa và tẩy chay

các tổ chức này thì sẽ rất khó trong các mối quan hệ quốc tế, và dễ bị các thế lực thù

địch với Việt Nam lợi dụng tuyên truyền xuyên tạc, hoặc đánh lạc hướng dư luận quốc tế. Cách tiếp cận với các tổ chức này là đối thoại, hợp tác, tăng cường hiểu biết lẫn nhau, can dự có nguyên tắc, công khai, minh bạch. Đây sẽ là điểm cộng cho Việt Nam trong công luận quốc tế.

Trong công tác này, cần có nghiên cứu, học hỏi từ kinh nghiệm của các nước trong khu vực, các nước có điểm tương đồng, các nước có kinh nghiệm phát triển đi trước Việt Nam. Tăng cường trao đổi thông tin giữa các cơ quan quản lý nhà nước trung ương, giữa trung ương với địa phương cũng như giữa các cơ quan của Việt Nam với các cơ quan tương tự của các nước tương đồng cũng cần thiết để có thể

học hỏi kinh nghiệm và tăng cường năng lực quản lý.

Thứ ba, cần quan tâm chính sách tăng cường năng lực cơ sở. Các tổ chức địa phương cần hiểu đúng về đối tác NGO quốc tế và triết lý viện trợ của các tổ chức này, tiếp cận nguồn lực liên quan đến đào tạo, trong đó có các nguồn lực nhà nước,

để nâng cao năng lực của mình. Các địa phương cũng cần chủ động trong việc chuẩn bị đối tác phù hợp và các nguồn nội lực mà dự án hướng tới để dự án có thể

phát triển bền vững.

Các cơ quan đối tác cần coi trọng công tác xây dựng dự án vì việc xây dựng dự án một cách bài bản, khoa học trước hết sẽ giúp các cơ sở dễ dàng xin tài trợ của các NGO quốc tế và dễ được cấp có thẩm quyền phê duyệt cũng như giúp cho các

đối tác sau này có thể xin thêm tài trợ để mở rộng, phát huy các kết quả dự án. Địa phương cần chú trọng hơn nữa việc đào tạo nâng cao năng lực cán bộ quản lý thực hiện dự án thông qua các khoá đào tạo của dự án cũng như thông qua các khoá huấn luyện nâng cao về vận động và quản lý NGO quốc tế.

Các hợp phần đào tạo năng lực trong các dự án do NGO quốc tế tài trợ cần

được quan tâm từ khâu đánh giá nhu cầu, thiết kế chương trình, triển khai và đánh giá kết quả để đảm bảo phát huy tác dụng và hiệu quả tốt nhất, tránh tâm lý coi trọng các hợp phần xây dựng cơ bản hay mua sắm, mà coi nhẹ đào tạo, cũng như

tránh tâm lý làm qua quít, hoặc coi đó là cơ hội giải ngân bằng những nội dung không cần thiết (như đào tạo tại các thành phố lớn tốn kém, đi thăm quan học tập quá mức ở nước ngoài, đào tạo dàn trải để kéo dài thời lượng…).

Để có thể vận dụng các bài học này đòi hỏi phải triển khai các giải pháp

đồng bộ về chính sách và tác nghiệp của các chủ thể liên quan, tham gia vào mối quan hệ với các NGO quốc tế. Đó là các cơ quan quản lý nhà nước, các đối tác địa phương của NGO quốc tế và bản thân các NGO quốc tế.

Đối vi Nhà nước và các cơ quan qun lý nhà nước

Nhà nước và các cơ quan chuyên trách về văn hóa, giáo dục, thông tin, truyền thông, đối ngoại của Việt Nam cần có chiến lược và kế hoạch phối hợp truyền thông trong nước cho các đối tượng liên quan nêu trên để giáo dục nhận thức

đúng về viện trợ phi chính phủ quốc tế; cũng như truyền thông quốc tế về môi trường, chính sách thuận lợi của Việt Nam, năng lực tiếp nhận và giải ngân viện trợ

phi chính phủ quốc tế ở nước ta để thu hút và vận động viện trợ. Chính phủ cần phối hợp tốt các nguồn vốn FDI, ODA và viện trợ của các NGO quốc tế, hướng vào các mục tiêu ưu tiên phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam để huy động tối đa và

đạt hiệu quả sử dụng cao cho mục tiêu phát triển.

Các cơ quan quản lý viện trợ nhưỦy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, Ban điều phối viện trợ nhân dân, Bộ Kế hoạch Đầu tư cần tiếp tục ban hành các cơ chế, chính sách đầy đủ, đồng bộ, thông thoáng, giảm thiểu các thủ

tục hành chính phiền hà, quan liêu cản trở cho việc tiếp nhận viện trợ. Nhà nước cần nhanh chóng tạo cơ sở pháp lý, thể chế hoá để tiến tới việc xây dựng Luật về phi chính phủ. Các Bộ, ban, ngành liên quan đến viện trợ của các NGO quốc tế cần phối hợp tốt hơn để đảm bảo quản lý nguồn viện trợ này chặt chẽ, nhưng cũng cần linh hoạt để tăng cường thu hút viện trợ và tăng tốc độ giải ngân.

Các cơ quan vận động và quản lý viện trợ cần có thêm quyền hạn và cơ chế để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình. Bên cạnh đó các cơ quan này cũng

cần xây dựng bộ máy đầu mối đủ mạnh với các chính sách đào tạo hợp lý đối với các cán bộ trẻđể họ nắm vững tình hình, nâng cao năng lực, trình độ và tâm huyết.

Công tác quản lý viện trợ phi chính phủ quốc tế trong thời gian tới cần tạo

điều kiện tiếp tục mở rộng quan hệ có lựa chọn với các NGO mới đồng thời nâng cao chất lượng, chiều sâu của các dự án phù hợp với phương hướng phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam, đặc biệt chú trọng công tác điều phối viện trợ cho vùng sâu, vùng xa.

Việc quản lý cần thực hiện theo đúng Quy chế về hoạt động của các NGO quốc tế, thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra liên ngành về việc thi hành Quy chế này. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan trong việc trao đổi thông tin, giới thiệu và giải thích các quy chế mới cho các NGO quốc tế và các cơ quan, địa phương làm đối tác với các tổ chức này. Thông qua sự phối hợp này có thể giúp giải quyết kịp thời các khó khăn phát sinh, vướng mắc của các NGO quốc tế, nhất là các trở ngại liên quan đến sự bất cập và thiếu đồng bộ của các chính sách của Việt Nam, giúp các dự án do NGO quốc tế tài trợ được triển khai thuận lợi, ngăn chặn thất thoát ở một số cơ quan, địa phương đối tác của các NGO quốc tế.

Cần đổi mới công tác vận động viện trợ phi chính phủ quốc tế. Công tác vận

động phải được tiến hành thường xuyên, được định hướng và có tổ chức. Việc vận

động viện trợ cho các chương trình dự án cần phù hợp với quy hoạch, mục tiêu thu hút và sử dụng nguồn viện trợ, trong đó phải căn cứ vào tình hình xã hội và nhu cầu thực tế của các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức đoàn thể... trong từng thời kỳ. Công tác vận động triển khai viện trợ phi chính phủ quốc tế cần gắn với việc tăng cường quan hệ hữu nghị giữa nhân dân và cộng đồng các vùng có dự án với nhân dân các nước tài trợ nhằm đạt hiệu quả kinh tế và quan hệ hữu nghị.

Cần triển khai Chiến lược quốc gia về vận động và quản lý viện trợ phi chính phủ quốc tế với các biện pháp hiệu quả ở cấp trung ương và địa phương, gắn với các chiến lược phát triển kinh tế-xã hội khác để phối hợp các biện pháp, nguồn lực

Bên cạnh đó, Nhà nước nên có các chính sách ưu đãi giống như ưu đãi đầu tưđối với các dự án NGO phục vụưu tiên phát triển kinh tế-xã hội. Các chính sách phù hợp như miễn thuế nhập khẩu, thuế thu nhập cá nhân, ưu đãi về thuê văn phòng, vốn đối ứng cho các dự án trọng điểm,… nên được triển khai áp dụng cho cả

NGO quốc tế và đối tác trong nước.

Đối vi các cơ quan, địa phương là đối tác vi các t chc phi chính ph quc tế

Địa phương cần có nhận thức đúng đắn về đối tác NGO quốc tế và triết lý, mục tiêu, nội dung và hình thức viện trợ của các tổ chức này. Các NGO quốc tế cần nhận sự quan tâm thích đáng của lãnh đạo của các địa phương trong việc tạo môi trường điều kiện thuận lợi cho hoạt động tại địa phương đó, nhất là trong khảo sát, triển khai và kiểm tra dự án và tạo điều kiện cho họ tìm hiểu cộng đồng nơi triển khai dự án. Các địa phương cũng cần chủ động trong việc chuẩn bịđối tác phù hợp và các nguồn nội lực mà dự án hướng tới để dự án có thể phát triển bền vững.

Các cơ quan và địa phương cần coi trọng công tác xây dựng dự án vì việc xây dựng dự án một cách bài bản, khoa học sẽ trước hết sẽ giúp các cơ sở dễ dàng xin tài trợ của các NGO quốc tế và dễđược cấp có thẩm quyền phê duyệt cũng như

giúp cho các đối tác sau này có thể xin thêm tài trợ để mở rộng, phát huy các kết quả dự án. Trong quá trình xây dựng dự án, các đơn vịđối tác với các NGO quốc tế

cần chú ý tuân thủ các bước của dự án: khảo sát, lập dự án chi tiết, thẩm định, đàm phán và thông qua, thực hiện dự án, kiểm tra việc thực hiện, đánh giá sao cho các bước này phải bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau.

Địa phương cần chú trọng hơn nữa việc đào tạo nâng cao năng lực cán bộ

thực hiện dự án thông qua các khoá đào tạo của dự án cũng như thông qua các khoá huấn luyện nâng cao về vận động và quản lý viện trợ phi chính phủ quốc tế.

Đối vi các t chc phi chính ph quc tế

Với lợi thế trong việc vận động tại các quốc gia phát triển và trên quốc tế, các NGO quốc tế cần linh hoạt và sáng tạo hơn để tìm thêm các nguồn lực giúp Việt Nam bên cạnh nguồn tài trợ ODA và doanh nghiệp. Đồng thời các NGO quốc tế

cần phối hợp với nhau để tăng cường sức mạnh của viện trợ phi chính phủ quốc tế.

Một phần của tài liệu Huy động nguồn lực phi chính phủ quốc tế trong phát triển kinh tế xã hội ở một số nước châu á đang phát triển (Trang 167 - 193)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)