- Đối tượng TN lầ n1 là 58 SV K12B ĐH Tâm lý học 20092013 Chúng tôi tiến hành ĐC với 60 SV K12A cùng khóa và ĐC với chính nó trước và sau TN.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN
Trong chương 3 chúng tôi đi sâu vào quá trình tổ chức giáo dục kỹ năng RQĐ cho SV. Để quá trình giáo dục có hiệu quả, ngoài việc căn cứ vào các cơ sở lý luận và thực tiễn, chúng tôi xây dựng các nguyên tắc đòi hỏi trong quá trình giáo dục phải tuân thủ.
Việc giáo dục kỹ năng RQĐ cho SV được tổ chức bằng nhiều con đường (nhiều loại hình hoạt động khác nhau) như qua lồng ghép vào các môn học, qua học học phần/ các chuyên đề KNS/KNM, qua tổ chức tham vấn, qua các hoạt động GDNGLL…
Các chủ đề giáo dục kỹ năng RQĐ được chúng tôi xác định là những vấn đề gắn liền với cuộc sống của SV hằng ngày như: Những vấn đề chung về kỹ năng RQĐ, các kỹ năng RQĐ trong quan hệ, ứng xử, trong quan hệ giới tính, trong quản lý thời gian, trong học tập, trong ứng phó với Stress, trong phòng tránh tệ nạn xã hội…
Kết quả TN qua 2 lần đã chứng minh những cách thức tổ chức giáo dục của chúng tôi có hiệu quả khá cao. Trình độ kỹ năng RQĐ của SV đã được tăng lên rõ rệt thể hiện ở cả đánh giá định lượng và định tính.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊKẾT LUẬN KẾT LUẬN
đây:
Kỹ năng RQĐ là một kỹ năng cốt lõi trong các KNS của mỗi con người. Có rất nhiều cách phân loại KNS, nhưng trong đó kỹ năng RQĐ luôn luôn là kỹ năng cơ bản.
Kỹ năng RQĐ là một dạng năng lực tâm lý xã hội với 5 bước RQĐ như sau: Xác định vấn đề, thu thập thông tin cần thiết về vấn đề, liệt kê (đề ra) các phương án có thể xảy ra, phân tích từng phương án, lựa chọn ra phương án tối ưu.
Kỹ năng RQĐ có mối quan hệ chặt chẽ với các KNS khác và phụ thuộc vào kinh nghiệm sống, sự từng trải của cá nhân trong một lĩnh vực cụ thể. Những người từng trải, có nhiều kinh nghiệm thường có những quyết định hợp lý trước các tình huống xảy ra. Kỹ năng RQĐ phải giáo dục gắn liền với việc trang bị nhận thức, thái độ, niềm tin và rèn một số kỹ năng cụ thể liên quan. Ngoài ra kỹ năng RQĐ của cá nhân còn liên quan đến nhiều yếu tố tâm lý khác như ý chí, tình cảm, giá trị, động cơ, hệ thống các KNS…
Giáo dục kỹ năng RQĐ cho SV cũng là quá trình tổ chức hình thành và phát triển kỹ năng RQĐ cho SV thông qua các loại hình hoạt động khác nhau. Có thể giáo dục kỹ năng RQĐ cho SV qua các con đường như: Tham vấn, hoạt động ngoài giờ lên lớp, qua việc lồng ghép các môn học để giáo dục kỹ năng RQĐ cho SV, qua dạy học môn tự chọn (chuyên đề) về “kỹ năng sống” hoặc “kỹ năng mềm”.
Hiện nay trong các trường ĐH CBQL, GV và SV đều nhận thức được vai trò quan trọng và sự cần thiết của kỹ năng RQĐ và việc giáo dục kỹ năng RQĐ cho SV. SV có nhu cầu rất cao được giáo dục kỹ năng RQĐ.
Trình độ kỹ năng RQĐ của SV hiện nay không cao, thể hiện qua việc hiểu biết về chúng, việc tuân thủ các bước để ra một quyết định đúng đắn…
Trong thực tế còn có nhiều khó khăn cản trở việc giáo dục kỹ năng RQĐ cho SV, trong đó các yếu tố về CBQL, GV, về tài chính, cơ sở vật chất, thời gian được đánh giá là những yếu tố khó khăn hơn cả.
Từ những kết quả thu được cho thấy, việc giáo dục KNS cho SV, trong đó kỹ năng RQĐ là vấn đề bức thiết.
Thông qua tìm hiểu nhu cầu và phân tích đặc điểm hoạt động học tập và cuộc sống của sinh viên, tác giả luận án đã xác định được những nội dung SV gặp khó khăn khi RQĐ. Trên cơ sở đó đã thiết kế các chủ đề chứa đựng những nội dung kỹ
năng RQĐ giải quyết các vấn đề trong cuộc sống hằng ngày, trong học tập. Những nội dung này được sắp xếp và tổ chức giáo dục cho sinh viên dưới hình thức câu lạc bộ và theo quy trình:
- Tổ chức cho sinh viên trải nghiệm kỹ năng RQĐ để nhận thức được thế nào là kỹ năng RQĐ
-Tổ chức và đặt SV vào các tình huống đa dạng trong học tập, trong quản lý thời gian, trong các mối quan hệ, trong phòng tránh các tệ nạn xã hội ... để luyện tập RQĐ.
- Yêu cầu SV tiếp tục vận dụng kỹ năng RQĐ vào các tình huống cụ thể trong cuộc sống để củng cố và phát triển kỹ năng này.
- Đánh giá kết quả hình thành kỹ năng RQĐ cho sinh viên.
Nội dung và quy trình trên đã được thực nghiệm. Kết quả thực nghiệm hai lần đã chứng minh quá trình tổ chức giáo dục của chúng tôi thiết kế có hiệu quả khá cao trong việc nâng cao trình độ kỹ năng RQĐ cho sinh viên. Giả thuyết nghiên cứu của đề tài đã được kiểm nghiệm, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đã được thực hiện.
KIẾN NGHỊ