- Đối tượng TN lầ n1 là 58 SV K12B ĐH Tâm lý học 20092013 Chúng tôi tiến hành ĐC với 60 SV K12A cùng khóa và ĐC với chính nó trước và sau TN.
123 45 Trong giao tiếp ứng xử
3.6.3. Trường hợp thứ ba
Nghiên cứu sinh viên Mai Văn M - Sinh năm 1992 Giới tính: Nam. Dân tộc: Kinh
Quê quán: Xã Cẩm Thành, huyện Cẩm Thuỷ, tỉnh Thanh Hoá Thành phần gia đình: Nông dân
Học lớp: K13 B khoa Tâm lý – Giáo dục trường Đại học Hồng Đức Học lực: Trung bình
Trước khi TN: SV Mai Văn M cũng như các bạn SV S và N, em chưa nghe đến thuật ngữ “kỹ năng RQĐ”, đối với em khi cần quyết định nào đó em thường RQĐ theo phản xạ hoặc theo sự chỉ bảo của người lớn trong gia đình. Em có giọng hát khá hay nhưng em rất ngại thể hiện trước tập thể lớp, qua quan sát và tiếp xúc nhiều với em, chúng tôi nhận thấy, em còn yếu nhiều trong giao tiếp ứng xử, trong quản lý thời gian, hoặc RQĐ trong học tập.
Trong quá trình TN: SV Mai Văn M tham gia sinh hoạt CLB, em đã dần tích cực thảo luận, trao đổi với các bạn trong nhóm, cùng các bạn trong nhóm tham gia đóng vai, tổ chức trò chơi… em mạnh dạn hơn trong giao tiếp, ứng xử, khả năng thuyết phục của em với bạn bè cũng tốt hơn. Đặc biệt, em đã dần mạnh dạn tham gia hát, đóng kịch trong CLB. Sau mỗi buổi sinh hoạt CLB, em ghi chép lại những diễn biến, những tình huống cần giải quyết trong cuộc sống vào sổ nhật ký, em đã biết RQĐ theo quy trình các bước. Em đã tự tin và làm chủ cuộc sống hơn.
Sau TN: SV Mai Văn M đã có nhiều chuyển biến, em nói: “Thực sự đến bây giờ em thấy rằng, kỹ năng RQĐ không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người. Từ khi được tham gia CLB về nội dung kỹ năng RQĐ em đã chú ý hơn đến việc nhận dạng vấn đề trước các tình huống gặp phải, ngoài việc xem xét có bao nhiêu cách giải quyết vấn đề, cân nhắc từng cách giải quyết, em đã chú ý đến yếu tố mình cho điều gì là quan trọng đối với mình, và có trách nhiệm đối với những quyết định mà mình lựa chọn. Điều này rất khác trước, vì trước đây em thường làm theo bạn bè. Em sẽ tiếp tục vận dụng những gì được sinh hoạt trong CLB vào cuộc sống hàng ngày”. Em đã mạnh dạn tham gia vào đội ca khúc chính trị của nhà trường, tham gia đội SV tình nguyện. Nghiên cứu sổ nhật ký của M chúng tôi nhận thấy, em luôn vận dụng quy trình RQĐ để giải quyết những khó khăn trong cuộc sống.
Như vậy: Kết quả phỏng vấn sâu, điều tra bằng phiếu hỏi cũng như quan sát cho thấy: 100% SV được nghiên cứu trường hợp đều cho rằng kỹ năng RQĐ là rất quan trọng trong cuộc sống.
Trước khi được tham gia sinh hoạt CLB về giáo dục kỹ năng RQĐ, SV thường RQĐ theo thói quen, kinh nghiệm ít ỏi của bản thân hoặc do người lớn, người thân hướng dẫn, thậm chí có em còn quyết định theo bản tính, thói quen, sở thích cá nhân. Sau quá trình làm TN, chúng tôi nghiên cứu những cuốn sổ nhật ký mà các em đã ghi lại sự trải nghiệm của bản thân trong cuộc sống sau khi sinh hoạt câu lạc bộ về kỹ năng RQĐ, các em đều đã vận dụng các bước trong quá trình RQĐ để giải quyết công việc có hiệu quả cả trong giao tiếp, ứng xử, tình bạn tình yêu hay trong việc phòng tránh các tệ nạn xã hội….
100% SV được nghiên cứu nêu trên đều cho rằng: Để biết RQĐ và có kỹ năng RQĐ có hiệu quả thì nhà trường cần tổ chức nhiều các hoạt động GDNGLL, thông qua các môn học. Đặc biệt SV cần được sinh hoạt CLB, tham gia nhiều hoạt động bổ ích.