Nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên về tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên

Một phần của tài liệu Giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên đại học (Trang 56 - 60)

- Đánh giá thực trạng kỹ năng RQĐ của SV và tìm hiểu nhu cầu được giáo dục KNS nói chung, kỹ năng RQĐ nói riêng của SV.

2.2.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên về tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên

của giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên

Bảng 2.1a. Tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên

STT Các mức độ CBQL, giảng viên Sinh viên

Số lượng % Số lượng % 1 Không trả lời 0 0 8 1.15 2 Không quan trọng 0 0 0 0 3 Ít quan trọng 0 0 1 0.14 4 Bình thường 7 5.83 19 2.73 5 Quan trọng 46 38.33 249 35.72 6 Rất quan trọng 67 55.84 420 60.26 Tổng số 120 100 697 100

Biểu đồ 2.1: Tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên

Qua kết quả thống kê ở bảng 2.1a cho thấy, hầu hết các đối tượng điều tra đều nhận thức thấy vai trò quan trọng của việc giáo dục kỹ năng RQĐ cho SV hiện nay. Điều đó được thể hiện: Trên 94% CBQL, GV và SV đã lựa chọn mức rất quan trọng và quan trọng. Không có CBQL, GV và SV nào cho việc giáo dục kỹ năng RQĐ cho SV là không quan trọng.

Kết hợp với phương pháp phỏng vấn chúng tôi đều thu được những nhận định về tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng RQĐ cho SV. GV Phùng Thị Kim T -

Trường ĐH Xây dựng cho biết: “Kỹ năng RQĐ vô cùng quan trọng đối với mỗi cá nhân con người, đặc biệt đối với SV - lứa tuổi đang học nghề, có nhiều ước mơ hoài bão, tự lập trong cuộc sống”. Nhiều bạn SV và GV cho rằng: Trong cuộc sống, ai cũng cần phải có những quyết định kịp thời và đúng đắn, nếu có kỹ năng RQĐ sẽ giúp cá nhân gặt hái được nhiều thành công. Ngược lại, thiếu kỹ năng RQĐ, dẫn đến đưa ra những quyết định sai lầm sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sống của cá nhân và xã hội. “Kỹ năng RQĐ vô cùng quan trọng vì mọi tình huống gặp phải trong cuộc sống hàng ngày đều cần ra quyết định đúng, kịp thời, hợp lý” (Ý kiến của sinh viên Lê Thị T. H – K59 khoa Tâm lý – Giáo dục trường Đại học Sư phạm Hà Nội). Vì vậy, giáo dục kỹ năng RQĐ cho thế hệ trẻ nói chung, SV nói riêng có vai trò hết sức quan trọng.

Sự nhận thức đúng đắn của CBQL, GV và SV về vấn đề này là hết sức cần thiết, nó là cơ sở để tiến hành giáo dục kỹ năng RQĐ cho SV có chất lượng và hiệu quả cao hơn.

Để có cơ sở cho việc đề xuất biện pháp giáo dục phù hợp với giới tính hoặc lứa tuổi SV, chúng tôi tiến hành so sánh sự nhận thức của SV năm đầu với SV năm cuối; SV nam với SV nữ. Kết quả chúng tôi thu được như sau:

2.2.1.2. So sánh năm đầu với năm cuối

So sánh nhận thức về tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng RQĐ cho SV của SV năm đầu và SV năm cuối. Kết quả thu được ở bảng 2.1b:

Bảng 2.1b. So sánh nhận thức của sinh viên năm đầu và sinh viên năm cuối vềtầm quan trọng của giáo dục kỹ năng ra quyết định

Nội dung Đối tượng SL ĐTB

Độ lệch

chuẩn Chỉ số khác biệt

(P)

Tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng RQĐ cho SV

SV năm đầu 351 4.48 0.827 SV năm cuối 346 4.57 0.630

Kết quả trên cho thấy, SV năm cuối nhận thức về tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng RQĐ cao hơn SV năm đầu (điểm trung bình là 4,57 so với 4,48).

Xét giá trị độ lệch chuẩn cho thấy SV năm cuối có nhận thức đồng đều hơn. Độ lệch chuẩn của SV năm cuối là 0.630 so với SV năm đầu là 0.827. Nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê vì có p >0.05

Trao đổi với SV chúng tôi được biết, SV năm cuối đã trải qua 4; 5 năm học tập trong trường ĐH, đã trải nghiệm và rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm. Khi mới bước chân vào trường họ còn nhiều bỡ ngỡ, gặp phải nhiều khó khăn, chưa thích ứng ngay được với môi trường mới, một số SV đã vấp ngã do chưa có những quyết định kịp thời, đúng đắn. Vì thế, SV năm cuối thấy rõ tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng RQĐ. Đối với SV mới vào trường, chưa có nhiều trải nghiệm, một số chưa hoàn toàn thấy hết giá trị của kỹ năng RQĐ. Điều này là lý do làm cho nhận thức của SV năm đầu về vấn đề này không đồng đều bằng SV năm cuối. Nguyễn Huy Q – SV K54 khoa Vật liệu xây dựng trường ĐH Xây dựng cho biết: “Ban đầu mới vào giảng đường ĐH em còn khá bỡ ngỡ, đặc biệt trong học tập, ở môi trường học tập mới, em chưa biết cách học, nhất là học ở trường kỹ thuật quá khác so với học ở trường phổ thông, những học kỳ đầu tiên em thường bị điểm kém, bị thi lại nhiều môn, thậm chí không có kinh nghiệm đăng ký môn học suýt nữa không đủ điều kiện làm đồ án tốt nghiệp, giao tiếp với thầy cô và bạn bè em cũng còn nhiều lúng túng, thiếu tự tin. Bây giờ đang học năm cuối trường ĐH, em thấy mình tự tin lên nhiều và thấy rằng trong cuộc sống nếu thiếu kỹ năng RQĐ sẽ có thể làm mất những cơ hội tốt trong học tập cũng như trong cuộc sống hàng ngày.”

2.2.1.3. So sánh theo giới tính

Bảng 2.1c. So sánh nhận thức của sinh viên theo giới tính về tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng ra quyết định

Nội dung Giới tính SL ĐTB Độ lệch chuẩn Chỉ số khác biệt

Tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng RQĐ cho SV

Nam 197 4.46 0.817 0.146

Nữ 500 4.55 0.702

Kết quả ở bảng 2.1c ở trên cho thấy, điểm trung bình nhận thức của nữ SV (4,55) cao hơn đôi chút so với nam SV (4,46), và sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Điều này chứng tỏ, giới tính của SV không ảnh hưởng đến nhận thức của

họ về tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng RQĐ. Nhận thức của hai giới cũng khá đồng đều nhau được thể hiện ở độ lệch chuẩn. Sự khác biệt về độ lệch chuẩn cũng không có ý nghĩa thống kê.

Nhìn chung, GV và SV đều nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng RQĐ, nguyên nhân là do họ đều là những người có trình độ, am hiểu biết vì thế họ đánh giá đúng về vấn đề này.

Một phần của tài liệu Giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên đại học (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(166 trang)
w