- Bước 1: Công tác chuẩn bị
d/ Màn thi năng khiếu
3.4.2. Tiêu chí và thang đánh giá
- Chúng tôi đánh giá trình độ kỹ năng RQĐ của SV thông qua một số tiêu chí dưới đây.
* Nhận thức
Về mặt nhận thức, chúng tôi yêu cầu SV hiểu rõ để phân tích được bản chất của kỹ năng RQĐ. SV phải liệt kê được đầy đủ và đúng trình tự của các bước ra quyết định, vai trò, ý nghĩa của kỹ năng RQĐ trong cuộc sống cá nhân...SV phải hiểu biết đúng nội dung các kỹ năng RQĐ trong giao tiếp, ứng xử, trong phòng tránh các tệ nạn xã hội, trong quan hệ tính cảm khác giới; trong học tập; trong xác định mục tiêu và trong quản lý thời gian.
* Thái độ
SV ham mê, nhiệt tình, tích cực tham gia các khóa học kỹ năng RQĐ trong các vấn đề khác nhau và tự giác vận dụng vào cuộc sống, RQĐ ủng hộ cái tốt, cái
đúng, tích cực phản đối lại những hành vi tiêu cực, thái độ sai trái trong cuộc sống...
* Hành vi
Để đánh giá hành vi RQĐ của SV chúng tôi căn cứ vào các dấu hiệu kỹ năng trong quá trình RQĐ như tính phù hợp, tính mềm dẻo, linh hoạt, tính hiệu quả. Chúng tôi sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để đánh giá như quan sát, điều tra bằng phiếu hỏi, phỏng vấn, nghiên cứu sản phẩm...
Tác giả cũng sử dụng công cụ này để đánh giá kỹ năng RQĐ trong quá trình tổ chức từng chủ đề. Người tổ chức TN kết hợp phương pháp quan sát với nghiên cứu sản phẩm làm việc nhóm để ghi nhận số lần SV thực hiện các bước trên trong 5 tình huống phải giải quyết ở mỗi chủ đề.
- Thang đánh giá:
+ Đối với nhận thức, chúng tôi ra bài kiểm tra và cho thang điểm 5.
+ Đối với thái độ, chúng tôi sử dụng thang likert 5 bậc để đánh giá tương ứng với thang điểm 5.
Có tự giác tham gia và vận dụng các bước và trình tự các bước RQĐ hay không
TT Tiêu chí đánh giá Điểm
1 Tham gia thụ động các tình huống RQĐ 1
2 Tham gia tích cực vào các tình huống RQĐ 2 3 Hiếm khi vận dụng các bước và trình tự các bước RQĐ 3 4 Thỉnh thoảng vận dụng các bước và trình tự các bước RQĐ 4 5 Thường xuyên vận dụng các bước và trình tự các bước RQĐ 5
+ Đối với hành vi, chúng tôi cũng đánh giá theo thang likert 5 bậc tương ứng với thang điểm 5. Ví dụ, hành vi trong các bước RQĐ nói trên, mức thường xuyên tương ứng với 5 điểm, khá thường xuyên 4 điểm, thỉnh thoảng 3 điểm, hiếm khi 2 điểm, không bao giờ 1 điểm.
STT Áp dụng kỹ năng RQĐ ThườngXuyên (5điểm) Khá TX (4điểm) Thỉnh thoảng (3điểm) Hiếm Khi (2điểm) Không baogiờ (1điểm) 1 Kỹ năng xác định vấn đề
2 Thu thập thông tin cần thiết về vấn đề 3 Liệt kê các phương án có thể xảy ra 4 Phân tích từng phương án
5 Lựa chọn ra phương án tối ưu 6 Áp dụng các bước RQĐ trong giao
tiếp, ứng xử 7 Áp dụng các bước RQĐ trong phòng tránh các tệ nạn xã hội 8 Áp dụng các bước RQĐ trong quan hệ giới tính 9 Áp dụng các bước RQĐ trong học tập 10 Áp dụng các bước RQĐ trong xác định mục tiêu 11 Áp dụng các bước RQĐ trong quản lý thời gian
Đánh giá trình độ kỹ năng RQĐ của SV được thể hiện qua tổng hợp điểm của cả nhận thức, thái độ và hành vi.