- Đánh giá thực trạng kỹ năng RQĐ của SV và tìm hiểu nhu cầu được giáo dục KNS nói chung, kỹ năng RQĐ nói riêng của SV.
a. Giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên thông qua hình thức câu lạc bộ
bộ
a.1. Mục đích, ý nghĩa
Giáo dục kỹ năng RQĐ thông qua hình thức CLB nhằm rèn luyện kỹ năng RQĐ cho SV và các KNS có liên quan, góp phần hoàn thiện nhân cách.
a.2.Cách thức tổ chức
Đây là hình thức khá đặc trưng ở trường ĐH. CLB ở trường ĐH thường được tổ chức dưới hai dạng. Dạng thứ nhất: CLB tổ chức tương đối chặt chẽ, tồn tại khá lâu dài, có cương lĩnh, nội dung hoạt động rõ ràng, có bộ máy tổ chức, sinh hoạt có lịch trình và thời gian cụ thể…Ví dụ: CLB thơ ca, CLB những nhà doanh nghiệp tương lai, CLB KNS…Qua hình thức CLB này để thiết kế các chủ đề chuyên biệt chứa đựng kỹ năng RQĐ để giáo dục cho SV tham gia... Dạng thứ hai, CLB tổ chức bất chợt, thông thường sau sự kiện thì CLB tự giải tán. Ví dụ, CLB được tổ chức nhân dịp ngày lễ kỷ niệm, hay chương trình do nhà trường, khoa phát động và SV tổ chức như: CLB Dancing; CLB nấu ăn; CLB cán bộ đoàn giỏi... SV khi tham gia các loại CLB này sẽ hình thành các kỹ năng của cuộc sống, góp phần hoàn thiện nhân cách.
a.3.Điều kiện thực hiện
Để thực hiện tốt biện pháp này, nhà tổ chức cần tăng cường tuyên truyền mục đích ý nghĩa của CLB KNS, kỹ năng RQĐ để đông đảo SV cùng tham gia, lựa chọn nội dung sinh hoạt CLB phù hợp với SV, lựa chọn thời gian, địa điểm thuận lợi để SV tham gia. Lựa chọn người dẫn chương trình am hiểu biết về KNS, kỹ năng RQĐ, về mục tiêu của từng hoạt động, về cách lôi cuốn mọi người tham gia, cách khai thác trải nghiệm của mọi người để điều khiển buổi sinh hoạt CLB đạt hiệu quả. Ngoài ra, để tổ chức CLB thành công, nhà tổ chức cần quan tâm tới cơ sở vật chất phục vụ cho CLB sinh hoạt.
a.4.Nguyên tắc thiết kế các chủ đề giáo dục kỹ năng ra quyết định
Quá trình học KNS, kỹ năng RQĐ được phân tích như sau [8]:
Bước 1: Khám phá
* Mục tiêu:
- Kích thích người học tự tìm hiểu xem bản thân đã biết gì về những khái niệm, kỹ năng liên quan đến kỹ năng sẽ được học, đồng thời giúp GV đánh giá/ xác định được vốn hiểu biết của người học (kiến thức, kỹ năng) trước khi giới thiệu kỹ năng/vấn đề mới.
* Tiến trình thực hiện:
-GV (và người học) thiết kế hoạt động để tạo ra trải nghiệm.
- GV (cùng với người học) đặt các câu hỏi nhằm gợi lại những hiểu biết đã có liên quan đến bài học/ KNS mới
- GV giúp người học xử lý/ phân tích các hiểu biết hoặc trải nghiệm của người học, tổ chức và phân loại chúng.
* Các kỹ thuật quan trọng:
- Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học chính: động não, phân loại; thảo luận, phản hồi, những câu hỏi đóng, mở.
- Vai trò của GV là lập kế hoạch, khởi động, đặt câu hỏi và ghi chép.
- Vai trò của người học là chia sẻ, trao đổi và phản hồi, xử lý thông tin và ghi chép
Bước 2: Kết nối
Mục tiêu:
Giới thiệu thông tin và kỹ năng mới bằng cách tạo cầu nối để kết gắn kinh nghiệm trước đó của người học (cái đã biết) và cái chưa biết (thông tin mới). Cây cầu sẽ kết nối kinh nghiệm của người học với chủ đề bài học.
* Tiến trình thực hiện: