Giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên thông qua tham vấn

Một phần của tài liệu Giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên đại học (Trang 114 - 117)

- Bước 1: Công tác chuẩn bị

3.2.4.Giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên thông qua tham vấn

d/ Màn thi năng khiếu

3.2.4.Giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên thông qua tham vấn

3.2.4.1. Mục đích, ý nghĩa

Tham vấn là công việc của các chuyên gia nhằm giúp SV giải quyết các khó khăn, vướng mắc khi đưa ra các quyết định. Tham vấn là quá trình chuyên gia đặt mình vào vị trí của SV, nhìn vấn đề của SV theo lăng kính của họ, đưa ra các gợi ý mang tính định hướng suy nghĩ để SV biết cách lựa chọn đúng khi quyết định giải quyết một vấn đề. Sau khi tham vấn, SV được nâng cao về tri thức, kỹ năng trong việc đưa ra các quyết định trong cuộc sống. Từ đó SV có thể tự giải quyết các vấn đề của cuộc sống đặt ra một cách hiệu quả.

Trong cuộc sống ai cũng có thể gặp những vấn đề tưởng như bế tắc, không thể tự mình giải quyết được. Khi đó người ta cần đến sự trợ giúp thông qua tham vấn. Tham vấn nhằm trợ giúp cho đối tượng có cái nhìn khách quan, hợp lý hoặc thay đổi niềm tin, suy nghĩ tích cực hơn để có thể tự giải quyết những khó khăn vướng mắc đang gặp phải trong cuộc sống, trên cơ sở tự RQĐ phù hợp, làm chủ cuộc sống của bản thân. Tham vấn chủ yếu giúp cho đối tượng ổn định tinh thần, tự tin vào bản thân để tự mình giải quyết công việc mà không bị sức ép từ bên ngoài hoặc phụ thuộc vào người khác. Tham vấn không có nghĩa là giúp làm hộ, làm thay. Tham vấn chỉ có ý nghĩa khi đối tượng tự giải quyết các vướng mắc qua sự gợi mở, định hướng của chuyên gia. Tham vấn chỉ là những gợi ý, còn quyết định thế nào là do cá nhân. Tuy nhiên, tham vấn cũng cần phải có sự thuyết phục để cá nhân lựa chọn được cách giải quyết đúng đắn nhất.

3.2.4.2. Cách thức tổ chức

Để tổ chức tham vấn đạt hiệu quả cao cần chú ý một số vấn đề sau:

Bước 1. Chuẩn bị tâm thế

Người thực hiện vai trò tham vấn cần luôn tự nhủ rằng: SV đến tham vấn là họ tin cậy mình, họ nói hết những điều họ đang gặp phải, kể cả những hành vi trái với chuẩn mực đạo đức, pháp luật, nhưng mình phải kiểm soát được cảm xúc, đặt mình vào vị trí của SV để hiểu được hành vi và bối cảnh của em, giữ được thái độ khách quan và bảo mật.

Nhà tham vấn cũng cần chuẩn bị và lường trước những tình huống để có thể trả lời ngay khi SV có các yêu cầu bất chợt.

Nội dung phải phù hợp với thời lượng cho phép, không nên kéo quá dài sẽ gây cảm giác mệt mỏi, chán nản. Nếu quá ngắn thì hiệu quả tác động không cao, không diễn đạt hết các nội dung cần thiết.

- Thời gian tham vấn phải phù hợp và thuận lợi cho đối tượng. Nếu tham vấn trong những thời gian không phù hợp sẽ kém hiệu quả. Ví dụ, tham vấn vào thời điểm quá muộn trong ngày, lúc đối tượng mệt mỏi, căng thẳng, lúc SV đang chuẩn bị thi cử…đều không mang lại hiệu quả cao.

- Địa điểm tham vấn phải là nơi yên tĩnh, kín đáo, bí mật nếu là chuyện riêng tư, không bị quấy rầy bởi người khác và các việc khác. Địa điểm nên để đối tượng chọn, nhà tham vấn chỉ gợi ý và nên theo quyết định của đối tượng mới có hiệu quả. Nếu tham vấn cùng lúc cho đông người thì địa điểm phải đủ chỗ, thoáng đãng, có cảm giác dễ chịu…

- Hình thức tham vấn, nên lựa chọn sao cho phù hợp với đối tượng, thời gian, địa điểm. Các hình thức tham vấn phổ biến hiện nay là:

+ Tham vấn qua điện thoại + Tham vấn qua email

+ Tham vấn trực tiếp: Có thể tham vấn cho từng SV hoặc từng nhóm SV. Mỗi hình thức tham vấn đều có những ưu, nhược điểm nhất định và có những yêu cầu riêng của nó. Nhà tham vấn cần tận dụng triệt để ưu điểm của từng hình thức và có thể phối kết hợp chúng với nhau một cách linh hoạt để tiến hành tham vấn có hiệu quả.

Bước 2: Cách thức tiến hành

Quá trình tham vấn có thể được tiến hành theo 2 dạng:

- Tổ chức tham vấn theo định kỳ: Nhà trường (trung tâm) có thể đưa ra thời gian cụ thể, lịch thời gian tham vấn cố định cho SV trong tuần, trong tháng để cán bộ tham vấn cũng như SV chủ động công việc và tham gia buổi tham vấn đầy đủ, có trách nhiệm cao.

- Tham vấn không theo định kỳ, khi SV yêu cầu: Đây là hình thức tham vấn bất chợt. Trong quá trình học tập, sinh hoạt, SV thấy có những khó khăn, vướng mắc cần được tham vấn kịp thời để giải quyết ngay những vấn đề họ đang mắc phải.

thì quá trình tham vấn vẫn phải được diễn ra thoải mái, tin cậy lẫn nhau. Trong quá trình tham vấn cần đảm bảo rằng:

- Thiết lập quan hệ tin cậy giữa người có nhu cầu tham vấn và người làm tham vấn.

- Lắng nghe vấn đề của SV và nhìn vấn đề qua lăng kính của họ.

- Phản hồi ý kiến nghe từ SV để thẩm định xem có hiểu đúng ý họ muốn không. - Đưa ra các câu hỏi để họ suy nghĩ về vấn đề từ nhiều phía, tự phản biện chính những suy nghĩ của mình và tự RQĐ.

Nhà tham vấn phải lắng nghe, tránh dạy bảo, khuyên răn, tạo cơ hội cho SV nói, bộc bạch suy nghĩ của bản thân, nêu ra những vướng mắc, nguyện vọng của họ. Nhà tham vấn phải nắm bắt được SV đang cần gì, muốn gì để tìm cách đáp ứng nhu cầu của người đến tham vấn.

Bước 3: Đánh giá, rút kinh nghiệm

Sau mỗi buổi tham vấn hay mỗi ca tham vấn, cán bộ tham vấn cần tự đánh giá lại kết quả buổi tham vấn, tự rút ra những bài học kinh nghiệm xác đáng để những buổi tham vấn sau có hiệu quả tốt hơn. Rút kinh nghiệm phải ghi chép cẩn thận những tình huống, những ca tham vấn mà lẽ ra có thể làm tốt hơn những gì đã làm…Đánh giá, rút kinh nghiệm phải được tiến hành thường xuyên, có hệ thống, không nên tùy tiện, thích thì làm, không thích thì thôi. Nhà tham vấn nên tham khảo thêm ý kiến đánh giá của SV, của đồng nghiệp cùng làm để có cái nhìn thật khách quan, đầy đủ.

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện

Để thực hiện tốt các biện pháp trên, đòi hỏi nhà tham vấn phải là người có kiến thức về lĩnh vực KNS, kỹ năng RQĐ, cán bộ tham vấn phải luôn đặt mình vào vị trí của SV, nhìn vấn đề qua lăng kính của SV để đưa ra những câu hỏi cho SV suy nghĩ tự lựa chọn cách giải quyết vấn đề. Tuyệt đối không RQĐ thay SV dưới hình thức tư vấn cho họ nên làm hay giải quyết theo cách này hay cách khác. Cán bộ tham vấn được lựa chọn cẩn thận, hiểu biết quy tắc đạo đức của người làm tham vấn và được tập huấn về tham vấn, có kinh nghiệm trong cuộc sống, yêu công việc tham vấn, có khả năng giao tiếp, ứng xử tốt, chân thành, dễ mến, có chất giọng truyền cảm, xây dựng được lòng tin đối với người được tham vấn (thân chủ).

Các biện pháp giáo dục kỹ năng RQĐ nêu trên có mối quan hệ mật thiết với nhau, bổ trợ cho nhau, trong đó, giáo dục kỹ năng RQĐ bằng học phần bắt buộc/tự chọn, hoặc hình thức CLB là biện pháp nhằm trang bị cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về kỹ năng RQĐ, đặc biệt là quy trình các bước RQĐ, trên cơ sở đó kỹ năng RQĐ được củng cố trong quá trình lồng ghép, tích hợp vào các môn học, các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Tham vấn là biện pháp được sử dụng trong những trường hợp cá nhân hoặc nhóm SV gặp khó khăn trong lựa chọn quyết định để giải quyết những vấn đề thách thức đối với họ, nếu thiếu sự trợ giúp của tham vấn có thể họ sẽ có những quyết định không sáng suốt và phù hợp và có thể dẫn đến nguy cơ rủi ro.

Nếu học phần tự chọn hoặc hình thức CLB chưa được tổ chức ngay từ những học kì đầu tiên thì biện pháp lồng ghép, tích hợp kỹ năng RQĐ vào các môn học, các hoạt động GDNGLL lại có ý nghĩa tạo cơ hội cho SV trải nghiệm kỹ năng RQĐ trước, sau đó được hệ thống hóa khi tổ chức học phần tự chọn hoặc hình thức CLB.

Trong các biện pháp nêu trên, biện pháp Giáo dục kỹ năng RQĐ thông qua học học phần bắt buộc/tự chọn và biện pháp Giáo dục kỹ năng RQĐ thông qua hình thức CLB là quan trọng nhất, còn các biện pháp tham vấn, lồng ghép, tích hợp kỹ năng RQĐ vào các môn học, các hoạt động GDNGLL khác là cần thiết, có tác dụng bổ trợ cho biện pháp trên.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên đại học (Trang 114 - 117)