Sự tất yếu phải giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên

Một phần của tài liệu Giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên đại học (Trang 31 - 34)

Nhóm KN Đương đầu

1.3.1. Sự tất yếu phải giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên

1.3.1.1. Yêu cầu của xã hội

Xã hội hiện đại với nhiều biến động mang đến cho con người nhiều thời cơ và thách thức. Nếu con người không được trang bị các KNS nói chung, kỹ năng RQĐ nói riêng thì cuộc sống khó có chất lượng và thành công.

Quyết định là yếu tố rất quan trọng của cuộc sống, vì đời sống con người là một chuỗi các quyết định và thực hiện các quyết định để giải quyết tình huống, các vấn đề gặp trong cuộc sống. Trong cuộc sống hàng ngày mỗi người luôn phải đối mặt với các vấn đề cần giải quyết, có những tình huống đã rõ ràng, nhưng không thiếu những tình huống tiềm ẩn những rủi ro, hoặc phức tạp. Việc RQĐ đúng đắn, phù hợp sẽ giúp cá nhân giải quyết công việc kịp thời, gặt hái được nhiều thành công trong công việc cũng như trong đời sống, mang lại hạnh phúc cho cá nhân. Ngược lại, nếu cá nhân có những quyết định sai lầm thì sẽ chịu những rủi ro không đáng có.

Sự đa dạng trong quan niệm, lối sống, hành động cũng như các hiện tượng tiêu cực trong xã hội cũng đòi hỏi con người phải có kỹ năng RQĐ phù hợp dựa trên nền tảng giá trị, tư duy sắc bén và các hành động ý chí vững vàng để lựa chọn cho mình những chính kiến, lối sống và hành động tích cực.

Chính vì vậy, trong Kế hoạch Hành động Dakar được thông qua trong Diễn đàn giáo dục Thế giới lần 2 đã yêu cầu mỗi quốc gia phải đảm bảo cho người học được tiếp cận chương trình giáo dục KNS phù hợp (Mục tiêu 3) và đánh giá chất lượng giáo dục phải đánh giá cả KNS (Mục tiêu 6). (Unesco,2000).

Giáo dục ĐH Việt Nam đã chuyển sang đào tạo theo tín chỉ, SV có quyền RQĐ để có thể lựa chọn lộ trình học tập hiệu quả nhất. Nếu SV không có kỹ năng RQĐ trong học tập thì rất dễ thất bại và bị trường ĐH đào thải.

của công tác giáo dục SV. Việc hình thành cho SV có các kỹ năng này sẽ giúp họ làm chủ được cuộc sống của mình. Ngoài ra còn có thể giúp SV hình thành thói quen học tập tốt, hỗ trợ cho những mục tiêu học tập, đặc biệt trong bối cảnh đào tạo theo tín chỉ hiện nay. Bởi vì, đào tạo theo tín chỉ thực chất là trao quyền RQĐ cho SV trong việc lựa chọn và tổ chức quá trình học tập của bản thân. Nếu có quyết định đúng đắn sẽ giúp SV đạt được mục đích trong học tập cũng như trong cuộc sống, tránh được những sai lầm mà những sai lầm đó có thể mang đến những hậu quả đáng tiếc.

1.3.1.2. Đặc điểm tâm lý - xã hội của sinh viên a. Sự phát triển thể chất và sinh lý thần kinh

SV là lứa tuổi trưởng thành về thể chất, là giai đoạn phát triển khá ổn định, hệ thần kinh cũng như sức nhanh, sức mạnh, sự bền bỉ, linh hoạt, dẻo dai phát triển mạnh. Nhà sinh lý học thần kinh Sơlâyben cho rằng: “nhiều tế bào thần kinh ở tuổi sinh viên có thể nhận tin từ 1200 nơ-ron trước và gửi thông tin đi từ 1200 nơ-ron sau,”[62;138] còn theo giáo sư sinh học Lê Quang Long: “Với sự phát triển hoàn hảo của hệ thần kinh, sinh viên có thể tích lũy 2/3 lượng tri thức của cuộc đời trong 6-7 năm trên trường Đại học” [63;138]. Ở độ tuổi này thì các tuyến nội tiết cũng được phát triển ổn định, các hoóc môn nam và nữ đang tăng trưởng.

Do sự phát triển như vậy sẽ tạo điều kiện tiền đề cho SV gặt hái được những thành công trong học tập cũng như các hoạt động.

b. Sự phát triển về xã hội

Nhóm xã hội SV rất quan trọng trong các thể chế chính trị xã hội. Thanh niên SV là đội ngũ tri thức, trong tương lai họ là những người có trình độ và nghề nghiệp cao trong xã hội, họ đã trưởng thành và là những công dân có đủ nghĩa vụ và quyền hạn trước pháp luật. Thanh niên SV là lứa tuổi có sức sáng tạo, năng động và lòng nhiệt tình, tính tích cực xã hội cao. Nếu họ được định hướng giá trị đúng với những kỹ năng RQĐ sáng tạo, phù hợp với giá trị sống thì họ là lực lượng đóng góp nhiều cho khoa học công nghệ cũng như mục tiêu công bằng xã hội.

c. Đặc điểm phát triển tâm lý lứa tuổi thanh niên sinh viên

Do lứa tuổi thanh niên SV có nhiều nét đặc trưng, khác biệt so với các lứa tuổi trước. Vì thế, ngay từ năm thứ nhất cần phải thích nghi với việc học tập và cuộc sống

SV trong môi trường mới. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy cũng cần phải có thời gian thì thanh niên SV mới có khả năng thích ứng với các hoạt động ở trường chuyên nghiệp và sự thích ứng này ở mỗi SV cũng rất khác nhau. Có những SV khó khăn trong học tập, chưa quen với cách học ở trường ĐH, cao đẳng, có những SV sống tự tin, cởi mở, hòa đồng với mọi người xung quanh nhưng có những SV lại lúng túng, thiếu tự tin trong cuộc sống, khó hòa nhập. Hơn nữa trong quá trình học tập ở nhà trường họ còn gặp phải không ít các mâu thuẫn như: Ước mơ của SV với điều kiện, khả năng hiện có của họ; Mâu thuẫn giữa việc học tập với khả năng của bản thân hoặc yêu cầu chương trình của ngành học; mâu thuẫn giữa sự thay đổi, phát triển của xã hội với khả năng thực tế của họ… Vì thế, SV phải biết vượt qua những khó khăn, cản trở để giải quyết mâu thuẫn.

Lứa tuổi thanh niên SV hoạt động học tập giữ vai trò to lớn và chiếm nhiều thời gian. Hoạt động học tập của họ vừa kế thừa những thành tựu đã có, đồng thời phải tiếp cận các thành tựu của khoa học, công nghệ của thời đại mới vừa phải sáng tạo trong học tập, nghiên cứu khoa học, nhận thức và hoạt động nghề nghiệp. Do đó, học tập ở SV tương đối căng thẳng trí tuệ. Hiện nay, nhiều trường ĐH trong cả nước đang chuyển từ đào tạo theo niên chế sang phương thức đào tạo theo tín chỉ. Theo phương thức đào tạo này, đòi hỏi SV phải tăng cường tự học, tự nghiên cứu, thường xuyên làm bài tập, thảo luận nhóm, viết báo cáo, đi thực tế hay làm thí nghiệm. SV có thể dễ dàng học chuyển đổi ngành học. Chính sự thay đổi và yêu cầu cao trong học tập đòi hỏi SV luôn phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập, SV phải tự lựa chọn, quyết định việc học tập cũng như sắp xếp cuộc sống, SV của mình để đáp ứng với yêu cầu học tập mới.

Lứa tuổi thanh niên SV là thời kỳ phát triển mạnh mẽ các loại tình cảm cao cấp và biểu hiện phong phú, đa dạng trong đời sống cũng như trong các hoạt động của SV như: Tình cảm đạo đức, tình cảm trí tuệ, tình cảm thẩm mỹ…Nhiều SV hứng thú, say mê với ngành nghề mình đã chọn. Cũng ở lứa tuổi này, tình bạn, tình yêu của SV cũng được phát triển sâu sắc, mạnh mẽ.

Những phẩm chất nhân cách như: Lòng tự trọng, khả năng tự ý thức, tự đánh giá, sự tự tin cũng được phát triển mạnh ở lứa tuổi thanh niên SV. Điều này sẽ ảnh

hưởng tốt tới quá trình phát triển và hoàn thiện nhân cách của SV.

Tuổi SV ưa hoạt động, thích được giao tiếp, thích điều mới lạ, tìm tòi, sáng tạo, họ luôn nhạy cảm với cuộc sống nhưng nếu không có định hướng giá trị đúng đắn sẽ dẫn đến những phản ứng không tốt, ảnh hưởng đến lý tưởng sống của các em. Sinh viên tích cực tham gia sinh hoạt tập thể, vui chơi giải trí: Tham gia các hội thi, hội diễn văn nghệ, thể dục thể thao, sinh hoạt các câu lạc bộ…; tham gia các hoạt động xã hội như: Hiến máu nhân đạo, sinh viên tình nguyện…. Các hoạt động xã hội, sinh hoạt tập thể có tác dụng rất lớn trong việc giáo dục chính trị, đạo đức lối sống cho sinh viên.

Ngày nay, do công nghệ thông tin phát triển mạnh nên ảnh hưởng không nhỏ đến thanh niên SV, SV sống khá năng động, không ít SV vừa đi học, vừa đi làm, hoặc học thêm ĐH ngành hai. Họ thường có xu hướng mở rộng các mối quan hệ xung quanh. Đây cũng chính là hình thức giúp sinh viên được trải nghiệm, tham gia lao động đóng góp sức mình cho xã hội, giúp họ hình thành KNS, kỹ năng RQĐ.

Thế kỷ XXI là thế kỷ của khoa học kỹ thuật, thế kỷ của văn minh trí tuệ, SV Việt Nam là chủ nhân tương lai của đất nước cần có sức khỏe, tri thức, sáng tạo, linh hoạt, thích nghi với phát triển của xã hội, phù hợp với thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Một phần của tài liệu Giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên đại học (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(166 trang)
w