Các bước ra quyết định của sinh viên

Một phần của tài liệu Giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên đại học (Trang 77 - 83)

- Đánh giá thực trạng kỹ năng RQĐ của SV và tìm hiểu nhu cầu được giáo dục KNS nói chung, kỹ năng RQĐ nói riêng của SV.

298 42.75 252 36.15 102 14.63 20 2.8 74 0.57 21 3.01 7 Lựa chọn phương án mà

2.3.4. Các bước ra quyết định của sinh viên

Tìm hiểu việc thực hiện các bước RQĐ của SV để giải quyết một vấn đề nào đó, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 2.7a và 2.7b.

2.3.4.1. Ý kiến của CBQL và giảng viên

Bảng 2.7a: Ý kiến của CBQLvà giảng viên đánh giá sinh viên thực hiện các bước ra quyết định khi giải quyết vấn đề

STT TT Các bước ra quyết định Mức độ thực hiện các bước Thường xuyên Khá thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ Không trả lời SL % SL % SL % SL % SL % SL % 1 Xác định vấn đề 33 27.50 66 55.00 13 10.83 2 1.67 1 0.83 5 4.17 2 Liệt kê các phương án có thể

xảy ra 19 15.83 44 36.67 43 35.83 8 6.67 1 0.83 5 4.17 3 Thu thập thông tin cần thiết về

vấn đề 18 15.00 37 30.83 52 43.33 7 5.83 1 0.83 5 4.17 4 Lựa chọn phương án tối ưu 29 24.17 65 54.17 17 14.17 6 5.00 0 0 3 2.50 5 Phân tích từng phương án 16 13.33 48 40.00 40 33.33 5 4.17 2 1.67 9 7.50 Kết quả ở bảng 2.7a cho thấy, CBQL và GV đánh giá khá cao các bước RQĐ của SV. Theo ý kiến của CBQL và GV thì trong các bước thực hiện chúng tôi nêu ra, có 4 bước SV thực hiện ở mức độ thường xuyên và khá thường xuyên với tỉ lệ tương đối cao (trên 50%). Đó là các bước: Xác định vấn đề (trên 80%); Liệt kê các phương

án có thể xảy ra (trên 50%); Phân tích từng phương án (trên 50%); Lựa chọn phương án tối ưu (gần 80%).

Có 1 bước CBQL và GV cho rằng SV ít thực hiện là: Thu thập thông tin cần thiết về vấn đề (mức thường xuyên là 15.00% và khá thường xuyên là 30.83%).

Cũng giống như ở phần trên, ý kiến của CBQL và GV chỉ để tham khảo thêm. Chủ yếu chúng tôi đánh giá qua ý kiến của bản thân SV.

2.3.4.2. Tự đánh giá của sinh viên

Bảng 2.7b: Ý kiến của sinh viên đánh giá việc thực hiện các bước ra quyết định khi giải quyết vấn đề của bản thân

STT Các bước ra quyết định Các mức độ đánh giá Thường xuyên Khá thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ Không trả lời SL % SL % SL % SL % SL % SL % 1 Xác định vấn đề 392 56.24 213 30.56 64 9.18 6 0.86 1 0.14 21 3.01 2 Liệt kê các phương án có

thể xảy ra 189 27.12 296 42.47 162 23.24 27 3.87 3 0.43 20 2.87 3 Thu thập thông tin cần thiết

về vấn đề 176 25.25 294 42.18 169 24.25 27 3.87 2 0.28 29 4.16 4 Lựa chọn phương án tối ưu 263 37.73 300 43.04 82 11.76 20 2.87 1 0.14 31 4.45 5 Phân tích từng phương án 190 27.26 225 32.28 194 27.83 37 5.31 8 1.15 43 6.17 Kết quả ở bảng 2.7b cho thấy, SV tự đánh giá về quá trình RQĐ của mình khá tốt. Tất cả các bước đều được SV lựa chọn ở mức thường xuyên và khá thường xuyên với tỉ lệ cao (trên 50%). Có một số bước SV lựa chọn ở mức thường xuyên và khá thường xuyên với tỉ lệ rất cao như: Xác định vấn đề, trên 86%; Lựa chọn phương án tối ưu, trên 80%; Liệt kê các phương án có thể xảy ra, gần 70%.

Như vậy, phần lớn SV khi RQĐ đã thực hiện và tuân thủ đầy đủ các bước. Đây là cơ hội để SV có các quyết định đúng đắn. So với đánh giá của CBQL và GV thì tự đánh giá của SV cao hơn. Tuy nhiên, đây chỉ là kết quả trả lời trên phiếu, nếu sử dụng phương pháp quan sát và nghiên cứu sản phẩm để thẩm định thì kết quả chắc chắn sẽ thấp hơn.

Để bổ sung cho kết quả trên, kiểm chứng SV RQĐ theo các bước đúng hay không, chúng tôi đưa ra câu hỏi số 11b (Phụ lục 1), kết quả thu được như sau:

Bảng2.7c.Thứ tựcácbướcra quyếtđịnhcủasinhviên

STT Các phương án Sinh viên

SL Tỉ lệ %

1 Đúng 147 21.1

2 Sai 550 78.9

Tổng 697 100.0

Kết quả ở bảng 2.7c cho thấy, 78.9% SV tự đánh giá về mình RQĐ không theo quy trình. Điều này cho thấy kỹ năng RQĐ của SV còn nhiều hạn chế, không theo trình tự. Tìm hiểu thực tế và trò chuyện với SV chúng tôi được biết chủ yếu các em tự RQĐ theo ý chủ quan, sở thích, theo cảm tính của mình, các em không biết RQĐ theo một quy trình nào cả, chưa hiểu về kỹ năng ra quyết định, có những em còn bỡ ngỡ khi nghe tới thuật ngữ này. Vì thế, kết quả RQĐ của các em có thể phù hợp, có thể không phù hợp. SV Trương Ngọc S – K55 khoa Xây dựng dân dụng và công nghiệp - Trường ĐH Xây dựng cho biết: “Mỗi khi RQĐ em cũng ra đại thôi, không theo trình tự nào cả, cũng có vấn đề em suy nghĩ rồi RQĐ, cũng có vấn đề em quyết định luôn, thậm chí tự mình cho là phù hợp thì quyết định thôi”.

2.3.4.3. So sánh theo giới tính

So sánh đánh giá của nam nữ SV khi thực hiện các bước RQĐ, kết quả chúng tôi thu được ở bảng 2.7d.

Bảng 2.7d. So sánh nam, nữ sinh viên về việc thực hiện các bước ra quyết định khi giải quyết vấn đề

Thực hiện các bước ra quyết định Giới SL ĐTB Độ lệch chuẩn

Chỉ số khác biệt

Xác định vấn đề Nam 197 4.25 1.180

Nữ 500 4.36 0.976 Liệt kê các phương án có thể xảy ra Nam 197 3.84 1.225 Nữ 500 3.83 0.994

Thực hiện các bước ra quyết định Giới SL ĐTB Độ lệch chuẩn

Chỉ số khác biệt

Thu thập thông tin Nam 197 3.64 1.324

Nữ 500 3.80 1.047

Lựa chọn phương án tối ưu Nam 197 3.90 1.319

Nữ 500 4.07 1.083

Phân tích từng phương án Nam 197 3.58 1.457

Nữ 500 3.62 1.241

Biểu đồ 2.2: So sánh nam, nữ sinh viên về việc thực hiện các bước ra quyết định khi giải quyết vấn đề

Kết quả trên cho thấy, điểm trung bình của SV nữ có cao hơn đôi chút so với SV nam (Các bước: Xác định vấn đề, thu thập thông tin, lựa chọn phương án tối ưu, phân tích từng phương án) Điều này thể hiện SV nữ là những người có trách nhiệm, cẩn thận hơn nam SV. Tuy nhiên, sự khác biệt về giới chỉ có ý nghĩa trong mẫu nghiên cứu này, không có ý nghĩa thống kê vì p < 0,05.

Để so sánh đánh giá trình tự các bước trong quá trình RQĐ của SV nam, nữ chúng tôi có kết quả ở bảng 2.7e.

Bảng 2.7e. Nam, nữsinh viên đánh giá thứtựcácbướcraquyết định củasinhviên

Nội dung Giới tính

Số

lượng ĐTB Độ lệch chuẩn Chỉ số khác biệt

Thứ tự các bước ra quyết định

Nam 197 0.14 0.350 0.005

Nữ 500 0.24 0.426

Nhìn vào bảng 2.7e cho thấy, nữ SV có số điểm trung bình cao hơn nam SV, điều này cho thấy nữ SV thực hiện thứ tự các bước RQĐ đúng hơn nam SV. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Kết hợp cả các việc làm khi RQĐ và trình tự các việc làm trong kỹ năng RQĐ của SV có thể thấy SV nữ trong mẫu nghiên cứu thận trọng và hợp lý hơn khi RQĐ. Với tính cách của nam giới họ thường RQĐ nhanh chóng, thậm chí ào ào cho xong, họ liều lĩnh hơn nữ giới vì thế có kết quả như trên.

2.3.4.4. So sánh năm đầu với năm cuối

Việc so sánh năm đầu với năm cuối nhằm đánh giá sự phát triển kỹ năng RQĐ của SV trong quá trình đào tạo, thông qua việc thực hiện các bước RQĐ. Kết quả chúng tôi thu được như sau:

Bảng 2.7g: So sánh sinh viên năm đầu với sinh viên năm cuối về việc thực hiện các bước ra quyết định khi giải quyết vấn đề

Thực hiện các bước ra quyết định Đối tượng SL ĐTB Độ lệch chuẩn Chỉ số khác biệt Xác định vấn đề SV nămđầu 351 4.29 1.029 0.331 SV năm cuối 346 4.37 1.047

Liệt kê các phương án có thể xảy ra SV năm đầu 351 3.81 1.070 0.495 SV năm cuối 346 3.86 1.057

Thu thập thông tin SV năm đầu 351 3.71 1.114 0.259

SV năm cuối 346 3.81 1.152

Lựa chọn phương án tối ưu SV năm đầu 351 4.05 1.107 0.558 SV năm cuối 346 3.99 1.204

Phân tích từng phương án SV năm đầu 351 3.52 1.337 0.081 SV năm cuối 346 3.69 1.267

Biểu đồ 2.3: So sánh sinh viên năm đầu với sinh viên năm cuối về việc thực hiện các bước ra quyết định khi giải quyết vấn đề

Kết quả trên cho thấy, điểm trung bình SV năm đầu và SV năm cuối gần tương đương nhau về việc thực hiện các bước RQĐ. Sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê vì p>0,05.

Để so sánh đánh giá trình tự các bước trong quá trình của SV năm đầu và năm cuối thu được kết quả ở bảng 2.7h.

Bảng2.7h. Sinh viên năm đầu và năm cuối đánh giá thứtự cácbướcraquyếtđịnh

Nội dung Loại SV Số

lượng ĐTB Độ lệch chuẩn Chỉ số khác biệt Thứ tự các bước ra quyết định SV năm đầu 351 0.20 0.402 0.575 SV năm cuối 346 0.22 0.415

Kết quả trên cho thấy, SV năm đầu có điểm trung bình thấp hơn SV năm cuối, có nghĩa là SV năm cuối có kỹ năng RQĐ tốt hơn năm đầu. Tìm hiểu nguyên nhân chúng tôi được biết, SV năm cuối đã có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống, họ có sự chín chắn hơn, vì thế khi RQĐ về vấn đề gì đó họ có sự cân nhắc, ra theo các bước. Tuy nhiên, sự chênh lệch này chưa có ý nghĩa thống kê vì p>0,05.

Một phần của tài liệu Giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên đại học (Trang 77 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(166 trang)
w