- Đánh giá thực trạng kỹ năng RQĐ của SV và tìm hiểu nhu cầu được giáo dục KNS nói chung, kỹ năng RQĐ nói riêng của SV.
2.1.4. Phương pháp khảo sát
2.1.4.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
a. Phiếu điều tra dành cho sinh viên
Nội dung: Tìm hiểu nhận thức của SV về giáo dục kỹ năng RQĐ, thực trạng giáo dục kỹ năng RQĐ cho SV ở trường ĐH và thực trạng kỹ năng RQĐ của SV.
Cấu trúc phiếu điều tra được chia làm các phần sau: - Nhận thức của SV về giáo dục kỹ năng RQĐ
- Thực trạng kỹ năng RQĐ của SV và nhu cầu giáo dục kỹ năng RQĐ của SV. - Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng RQĐ của SV.
- Thực trạng giáo dục kỹ năng RQĐ cho SV ở trường ĐH. - Các biện pháp giáo dục kỹ năng RQĐ cho SV.
b. Phiếu điều tra dành cho giảng viên và cán bộ quản lý
Nội dung: Tìm hiểu nhận thức của GV và CBQL về giáo dục kỹ năng RQĐ, thực trạng giáo dục kỹ năng RQĐ cho SV ở trường ĐH và thực trạng kỹ năng RQĐ của SV.
Cấu trúc phiếu điều tra được chia làm các phần sau:
- Thực trạng kỹ năng RQĐ của SV. Nhu cầu giáo dục kỹ năng RQĐ của SV. - Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng RQĐ của SV.
- Đánh giá của GV và CBQL về thực trạng giáo dục kỹ năng RQĐ cho SV, về các biện pháp giáo dục kỹ năng RQĐ cho SV hiện nay.
* Các bước tiến hành
- Xây dựng mẫu phiếu điều tra và tổ chức thử phiếu: Sau khi xây dựng phiếu điều tra, chúng tôi tiến hành thử phiếu trên 20 SV trường ĐH Hồng Đức nhằm xác định vấn đề nghiên cứu đã phù hợp chưa, SV có hiểu đúng yêu cầu trả lời không để điều chỉnh phiếu điều tra.
- Hoàn thiện mẫu phiếu điều tra, công cụ đo. - Khảo sát thực trạng
Để tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng RQĐ của SV các trường ĐH, chúng tôi tiến hành như sau:
Bước 1: Sau khi đã xây dựng được phiếu điều tra chính thức, chúng tôi tiến hành phát phiếu khảo sát thực tế ở 6 trường ĐH đã nêu trên. (Trước khi phát phiếu, chúng tôi giải thích cặn kẽ cách trả lời sao cho việc trả lời phiếu thu được thông tin chất lượng nhất).
Bước 2: Thu phiếu
Bước 3: Xử lí thô để loại bỏ các phiếu không đạt yêu cầu
Bước 4: Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS, trên cơ sở đó để đưa ra các kết luận khoa học.
2.1.4.2.Phỏng vấn sâu (đối với sinh viên, cán bộ quản lý và giảng viên)
Để quá trình nghiên cứu đảm bảo độ tin cậy, chúng tôi xây dựng nội dung phỏng vấn sâu dành cho SV, GV và CBQL về việc giáo dục kỹ năng RQĐ cho SV. Qua đó đánh giá về thực trạng giáo dục kỹ năng RQĐ cho SV trong nhà trường, nhu cầu giáo dục kỹ năng RQĐ của SV và đề xuất các biện pháp giáo dục kỹ năng RQĐ cho SV.
2.1.4.3. Quan sát cách xử lý tình huống của sinh viên
Phương pháp này được sử dụng trong quá trình giáo dục kỹ năng RQĐ cho SV, quan sát cách xử lý các tình huống của SV và cách đưa RQĐ để bổ trợ cho các phương pháp nghiên cứu khác.
2.1.4.3. Phương pháp nghiên cứu trường hợp
Nghiên cứu trên 3 SV có các điều kiện khác nhau, đây là 3 trường hợp điển hình, sau một thời gian nghiên cứu, thực nghiệm để thấy được trình độ kỹ năng RQĐ của các em được nâng lên.