Thực trạng về những vấn đề sinh viên thấy khó khăn khi ra quyết định

Một phần của tài liệu Giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên đại học (Trang 62 - 66)

- Đánh giá thực trạng kỹ năng RQĐ của SV và tìm hiểu nhu cầu được giáo dục KNS nói chung, kỹ năng RQĐ nói riêng của SV.

9 7.50 163 23.3 5 Khả năng của con người lựa chọn phương án tối ưu

2.3.1. Thực trạng về những vấn đề sinh viên thấy khó khăn khi ra quyết định

Bảng 2.4a. Những vấn đề sinh viên thấy khó khăn khi ra quyết định

STT Các vấn đề giảng viênCBQL, Sinh viên

SL % SL %

1 Trong học tập 44 36.67 113 16.21

2 Trong ứng xử 69 57.50 369 52.94

3 Trong quan hệ tình cảm khác giới, quan hệ

tình dục 60 50,00 297 42.61

4 Trong việc phòng tránh các tệ nạn xã hội 41 34.17 64 9.18

5 Trong ứng phó với Stress 48 40.00 204 29.27

6 Trong việc quản lý thời gian 61 50.83 213 30.56

7 Trong việc xác định mục tiêu phù hợp 47 39.17 233 33.43

8 Trong việc xác định giá trị 14 11.67 121 17.36

9 Trong hoạt động nghề nghiệp sau này 40 33.33 189 27.12 Nhìn kết quả các số liệu thu được ở bảng trên cho thấy, có nhiều vấn đề trong cuộc sống SV cảm thấy khó khăn khi RQĐ như: Trong ứng xử, trong tình cảm khác giới/trong quan hệ giới tính, trong quản lý thời gian, trong xác định mục tiêu phù hợp, trong học tập…Đây là những vấn đề trong cuộc sống thường ngày SV thường phải va chạm. Trong các vấn đề trên thì các vấn đề trong ứng xử, trong quan hệ với bạn khác giới, trong quản lý thời gian là SV thấy khó quyết định nhất (từ 30-50%).

Tìm hiểu nguyên nhân chúng tôi được biết, đa số SV các trường ĐH đều từ quê lên thành phố học, họ còn rất bỡ ngỡ với đời sống thị thành đông đúc, bon chen, đầy biến động. Cuộc sống sinh hoạt thay đổi, môi trường học tập cũng thay đổi, để thích ứng được đòi hỏi SV phải có thời gian và nghị lực rèn luyện. Trò chuyện với SV các trường ĐH, nhiều SV cho rằng các em thường "choáng" khi bước chân vào trường ĐH, các em chưa biết cách ứng xử nên thường bị chủ nhà trọ hay thầy cô giáo và mọi người xung quanh chê trách, bắt bẻ, không vừa lòng. Năm đầu tiên, SV thường khó khăn trong việc thích ứng với vấn đề học tập cũng như quản lý thời gian. Thực tế, không ít SV ngoài giờ học trên lớp, về nơi ở là ngủ triền miên hoặc chơi điện tử vô độ hay yêu đương bừa bãi, phóng túng, dẫn đến học hành sút kém... Một bộ phận SV lại khó khăn trong các vấn đề như ứng phó với Stress, trong việc phòng

tránh các tệ nạn xã hội, trong hoạt động rèn luyện nghề nghiệp sau này...Trong cuộc sống SV thường gặp nhiều Stress do hoàn cảnh kinh tế khó khăn, điều kiện và phương pháp học tập chưa phù hợp, chưa biết cách quan hệ với mọi người xung quanh,… Cá biệt, có một số SV không biết giải thoát Stress cho bản thân để đến mức phải ngã bệnh (căng thẳng, lo âu vô cớ, mất ngủ...). Hoàng Kim H SV K49 trường ĐH Ngoại thương cho biết: “ Khi mới lên Hà Nội học ĐH, thời gian đầu thật khó khăn với em, từ đi lại, ăn uống, học hành, quan hệ với mọi người xung quanh …em thấy điều gì mình cũng kém. Ngay tháng đầu tiên đi học bằng xe đạp em đã bị lừa mất 3.000.000 đồng”.

Các tệ nạn thường gặp ở SV hiện nay như: chơi Game đến mức bỏ học, yêu đương bừa bãi, sử dụng ma tuý, uống rượu thái quá, lô đề, cờ bạc, cá độ... Có những SV bản lĩnh yếu, kém tự chủ, thiếu kỹ năng RQĐ nên đã giải quyết tình huống gặp phải trong cuộc sống không phù hợp và hiệu quả, thậm chí có những quyết định sai lầm dẫn đến phải từ bỏ trường ĐH, cuộc đời rẽ sang hướng khác.

Ý kiến của CBQL, GV và SV tương đối thống nhất với nhau ở nhiều vấn đề. Tuy nhiên ý kiến của SV và của CBQL, GV khác biệt nhau tương đối lớn ở các vấn đề: Trong học tập; trong việc quản lý thời gian; trong phòng tránh các tệ nạn xã hội và ứng phó với Stress. Tìm hiểu nguyên nhân chúng tôi được biết GV đánh giá theo góc độ quan sát, nhìn nhận SV trong thực tế ở trường ĐH còn SV họ đánh giá chủ quan ở các lĩnh vực này họ ít gặp khó khăn khi RQĐ, họ cho rằng chỉ một bộ phận SV khó khăn khi RQĐ trong các vấn đề nêu trên.

2.3.1.2. So sánh theo giới tính

Tiếp theo, chúng tôi so sánh những vấn đề khó RQĐ theo giới tính của SV, kết quả thu được ở bảng 2.4b:

Bảng 2.4b. So sánh theo giới tính của sinh viên về những vấn đề họ thấy khó khi ra quyết định

Các vấn đề Giới SL ĐTB Độ lệch chuẩn khác biệtChỉ số

Trong học tập Nam 197 0.19 0.396 0.167

Các vấn đề Giới SL ĐTB Độ lệch chuẩn khác biệtChỉ số

Trong ứng xử Nam 197 0.50 0.501 0.373

Nữ 500 0.54 0.499

Trong quan hệ tình cảm khác giới Nam 197 0.44 0.497 0.727

Nữ 500 0.42 0.494

Trong việc phòng tránh các tệ nạn xã hội Nam 197 0.12 0.328 0.085

Nữ 500 0.08 0.272

Trong ứng phó với Stress Nam 197 0.30 0.459 0.804

Nữ 500 0.29 0.454

Trong việc quản lý thời gian Nam 197 0.38 0.487 0.007

Nữ 500 0.28 0.447

Trong việc xác định mục tiêu phù hợp Nam 197 0.32 0.470 0.741

Nữ 500 0.34 0.474

Trong việc xác định giá trị Nam 197 0.18 0.383 0.859

Nữ 500 0.17 0.378

Trong hoạt động nghề nghiệp sau này Nam 197 0.25 0.433 0.404

Nữ 500 0.28 0.449

Kết quả ở bảng 2.4b cho thấy, các vấn đề: Trong học tập, trong quan hệ tình cảm khác giới, trong việc phòng tránh các tệ nạn xã hội, trong ứng phó với Stress, trong việc xác định giá trị, đặc biệt là trong việc quản lý thời gian, nam SV thấy khó RQĐ hơn nữ SV. Trong đó chỉ có sự khác biệt trong vấn đề quản lý thời gian là có ý nghĩa thống kê vì p < 0,05. Tìm hiểu nguyên nhân chúng tôi được biết, đa số nam SV thường sống thiếu tính kế hoạch, tính kỷ luật, thiếu nguyên tắc, trong học tập và các công việc khác không chăm chỉ, chịu khó như SV nữ vì thế các vấn đề nêu trên họ thấy khó đưa RQĐ. Song xét mức độ tương quan cho thấy, ý kiến của hai giới cơ bản thống nhất và đồng thuận với nhau. Nói cách khác, không có sự khác biệt rõ ràng giữa SV nam và SV nữ về những vấn đề SV thấy khó RQĐ, hay giới tính không ảnh hưởng nhiều lắm đến việc RQĐ của SV.

2.3.1.3. So sánh sinh viên năm đầu với sinh viên năm cuối

Cuối cùng chúng tôi so sánh ý kiến của SV năm đầu với SV năm cuối về những vấn đề SV cảm thấy khó RQĐ. Kết quả chúng tôi thu được ở bảng 2.4c.

Bảng 2.4c. So sánh ý kiến của sinh viên năm đầu với sinh viên năm cuối về những vấn đề thấy khó khi ra quyết định

Các vấn đề Đối tượng

SV SL ĐTB

Độ lệch

chuẩn Chỉ số khác biệt

Trong học tập SV năm đầu 351 0.20 0.402 0.004

SV năm cuối 346 0.12 0.327

Trong ứng xử SV năm đầu 351 0.55 0.498 0.277

SV năm cuối 346 0.51 0.501

Trong quan hệ tình cảm khác giới SV năm đầu 351 0.47 0.500 0.018 SV năm cuối 346 0.38 0.486

Trong việc phòng tránh các tệ nạn SV năm đầu 351 0.12 0.325 0.010 SV năm cuối 346 0.06 0.244

Trong ứng phó với Stress SV năm đầu 351 0.28 0.449 0.432 SV năm cuối 346 0.31 0.462

Trong việc quản lý thời gian SV năm đầu 351 0.34 0.473 0.078 SV năm cuối 346 0.27 0.447

Trong việc xác định mục tiêu phù hợp SV năm đầu 351 0.33 0.472 0.957 SV năm cuối 346 0.34 0.473

Trong việc xác định giá trị SV năm đầu 351 0.17 0.377 0.852 SV năm cuối 346 0.18 0.382

Trong hoạt động nghề nghiệp sau này SV năm đầu 351 0.32 0.468 0.002 SV năm cuối 346 0.22 0.415

Kết quả ở bảng 2.4c cho thấy giữa SV năm đầu và SV năm cuối có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) về các vấn đề như: Trong học tập, trong quan hệ tình cảm khác giới, trong việc phòng tránh các tệ nạn xã hội, trong hoạt động nghề nghiệp sau này. Nhóm nào có điểm trung bình cao có nghĩa là nhóm đó gặp khó khăn hơn, nên trong các vấn đề trên sinh viên năm thứ nhất đều gặp khó khăn hơn SV năm cuối. Sự khác biệt này là do SV năm thứ nhất mới bước vào giảng đường ĐH đang còn rất nhiều bỡ ngỡ, cuộc sống còn nhiều mới lạ, điều kiện học tập và môi trường thay đổi, các em chưa quen với phương pháp học ở ĐH, thậm chí chưa biết ứng xử với mọi người xung quanh, chưa có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống xa nhà...

Một phần của tài liệu Giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên đại học (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(166 trang)
w