Ảnh hưởng của yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu Giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên đại học (Trang 51 - 54)

Nhóm KN Đương đầu

1.4.2.Ảnh hưởng của yếu tố chủ quan

Đặc điểm tâm sinh lý, nhất là các đặc điểm tâm lý, xã hội của SV có ảnh hưởng đến quá trình giáo dục kỹ năng RQĐ, bởi vì các em là chủ thể tiếp nhận các tác động giáo dục. Các yếu tố như mục tiêu, giá trị, lối sống, sức khoẻ, khả năng quyết đoán của cá nhân, ý thức rèn luyện, năng lực nhận thức của cá nhân, đặc biệt là tư duy phê phán và tư duy sáng tạo để đưa ra những dự đoán, ý thức trách nhiệm và khả năng đảm nhiệm trách nhiệm, cùng những KNS khác… của từng SV có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình giáo dục kỹ năng RQĐ và chất lượng quyết định của họ.

Năng lực nhận thức của cá nhân là năng lực tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, năng lực trí tuệ của con người. Khi cá nhân có năng lực nhận thức tốt, họ có thể phân tích, tổng hợp hay so sánh các vấn đề trước khi đưa RQĐ. Người có năng lực nhận thức vấn đề, giúp họ tự tin trong công việc, trong cuộc sống từ đó giúp cho họ đưa RQĐ đúng đắn.

Khả năng dự đoán của cá nhân: Khả năng này của cá nhân bị chi phối khả năng sáng tạo của cá nhân. Khả năng dự đoán ảnh hưởng đến kinh nghiệm và trực giác của cá nhân khi đưa RQĐ. Người có khả năng dự đoán tốt sẽ có khả năng đưa ra quyết định phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn.

Khả năng quyết đoán của cá nhân: Khả năng này giúp cho cá nhân thực hiện động cơ, nhu cầu, niềm tin tìm ra những phương án tối ưu, quyết định kịp thời, đúng lúc và đúng đắn.

Sức khỏe: Sức khỏe cũng là yếu tố quan trọng để đưa RQĐ đúng đắn. Khi khỏe mạnh, đầu óc minh mẫn cũng là yếu tố giúp con người đi đến quyết định phù hợp và ngược lại. Với những quyết định khó khăn, phức tạp cũng làm cho cá nhân mệt mỏi, căng thẳng có thể gây suy nhược cơ thể, tư duy, trí nhớ giảm, có khi làm mất tập trung chú ý thậm chí ảnh hưởng đến học tập. Vì vậy, SV cần biết bố trí các hoạt động sao cho hợp lý, tránh làm ảnh hưởng sức khỏe và kết quả học tập, tu dưỡng, rèn luyện của cá nhân.

Kinh nghiệm là những gì mà SV đã biết, đã trải qua và tích lũy trong cuộc sống cũng ảnh hưởng tới quyết định của họ. Chẳng hạn, với SV họ kinh nghiệm rằng thuê ở trọ đông người thì đỡ tốn tiền thuê nhà nhưng sẽ phức tạp hơn khi ở ít người. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào kinh nghiệm thì chưa khoa học mà cần có sự tư duy, phân tích tình hình kỹ càng để ra quyết định cho phù hợp.

SV ở các năm khác nhau cũng có những kinh nghiệm và sự thích ứng khác nhau với môi trường ĐH từ việc học tập, quản lý thời gian đến các mối quan hệ…do đó sẽ tham gia vào quá trình giáo dục kỹ năng RQĐ với những thế mạnh và hạn chế khác nhau.

Kết luận chương 1

Kỹ năng RQĐ là: Khả năng của con người lựa chọn phương án tối ưu từ các phương án có thể để giải quyết kịp thời, hiệu quả các vấn đề trong cuộc sống. Hiệu quả phải gắn liền với tính xây dựng, tích cực và phù hợp với bối cảnh.

Trên cơ sở vận dụng nhiều KNS có liên quan trong quá trình RQĐ. Kỹ năng RQĐ của SV hết sức quan trọng không chỉ trong cuộc sống hằng ngày của họ mà

quan trọng cả trong hoạt động học tập như: lựa chọn lộ trình học tập, môn học, ngành học…Điều này rất cần thiết cho SV trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ.

Giáo dục kỹ năng RQĐ là một hợp phần của quá trình giáo dục KNS, là quá trình tác động có mục đích, có ý thức của nhà giáo dục đến SV (người được giáo dục) nhằm hình thành và phát triển trình độ kỹ năng RQĐ cho họ.

Quá trình giáo dục kỹ năng RQĐ theo tiếp cận hệ thống cấu trúc cũng bao gồm các thành tố mục tiêu, nội dung, nguyên tắc, phương pháp, người dạy, người học và đánh giá…Để giáo dục kỹ năng RQĐ có hiệu quả cần chú ý đến các nguyên tắc giáo dục dựa vào sự trải nghiệm, tương tác để SV nắm được các bước trong quy trình RQĐ, sau đó tạo cơ hội cho họ vận dụng kỹ năng này trong các tình huống đa dạng phản ánh các vấn đề mà SV đang phải giải quyết trong học tập và trong các mối quan hệ, đồng thời khuyến khích họ vận dụng kỹ năng RQĐ trong giải quyết các tình huống gặp phải trong cuộc sống thường nhật và tự đánh giá, rút kinh nghiệm.

Có thể giáo dục kỹ năng RQĐ cho SV qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp, qua việc lồng ghép các môn học để giáo dục kỹ năng RQĐ cho SV. Các lực lượng tham gia giáo dục SV như: Ban Giám hiệu, phòng Công tác học SV, GV, GVCN, CVHT, Đoàn thanh niên, Hội SV.

Chương 2

Một phần của tài liệu Giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên đại học (Trang 51 - 54)