- Đối tượng TN lầ n1 là 58 SV K12B ĐH Tâm lý học 20092013 Chúng tôi tiến hành ĐC với 60 SV K12A cùng khóa và ĐC với chính nó trước và sau TN.
123 45 Trong giao tiếp ứng xử
3.6.2. Trường hợp thứ ha
Nghiên cứu sinh viên Nguyễn Đăng S - Sinh năm 1989. Giới tính: Nam. Dân tộc: Kinh Quê quán: Xã Châu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá Thành phần gia đình: Nông dân
Học lớp K13 B khoa Tâm lý – Giáo dục trường Đại học Hồng Đức Học lực: Khá
Trước khi TN, khi được phỏng vấn sâu (Xem phụ lục) em bày tỏ: “Kỹ năng RQĐ - Em chưa từng nghe thấy bao giờ. Em đã từng đi học và tìm tòi về một số kỹ năng như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm…nhưng đến bây giờ em mới được biết đến kỹ năng RQĐ”. Cũng như SV N, S thường RQĐ cảm tính và theo kinh nghiệm của bản thân. Sinh ra trong một gia đình nông thôn.
Khác với các bạn, em thi năm thứ ba mới đỗ ĐH, tuy nhiên kinh nghiệm sống của em cũng còn nhiều hạn chế. Theo em, trong cuộc sống nhiều vấn đề em thấy khó RQĐ, như là: Trong giao tiếp ứng xử, trong tình cảm nam nữ, trong học tập, trong việc phòng tránh các tệ nạn xã hội và trong quản lý thời gian. Cũng như SV N, em luôn mong muốn được giáo dục kỹ năng RQĐ cũng như KNS, bởi vì em thấy nó đặc biệt cần thiết trong cuộc sống.
Trong quá trình TN: SV Nguyễn Đăng S luôn tích cực sinh hoạt CLB, em luôn tích cực thảo luận, trao đổi với các bạn trong nhóm, lớp, với người tổ chức TN, tích cực cùng các bạn trong nhóm tham gia đóng vai, tổ chức trò chơi… em cũng đưa nhiều những tình huống thực trong cuộc sống để thảo luận. Sau mỗi buổi sinh hoạt CLB, em luôn ghi chép lại những diễn biến, những tình huống cần giải quyết trong cuộc sống vào sổ nhật ký. Trong quá trình tham làm TN, chúng tôi theo dõi mọi thay đổi ở SV S. Em luôn làm chủ cuộc sống, tự tin vào bản thân, giúp đỡ nhiều bạn trong lớp. Bước đầu có những kết quả nhất định trong học tập và nghiên cứu khoa học.
Sau TN: Theo dõi suốt quá trình TN, chúng tôi nhận thấy sinh viên S luôn nỗ lực, tích cực tham gia CLB, cho đến nay, em đã biết sắp xếp thời gian khoa học, học tập và làm việc hiệu quả, biết cư xử với thầy cô và bạn bè, được mọi người xung quanh yêu quý. Em nói: “Đến bây giờ em đã biết đến kỹ năng RQĐ. Thực sự nó rất hay và được ứng dụng nhiều trong cuộc sống”. Nghiên cứu sổ nhật ký S đã ghi chép lại suốt quá trình làm TN, chúng tôi nhận thấy, em đã luôn vận dụng các bước RQĐ để có những quyết định đúng đắn trong học tập và trong cuộc sống. Ví dụ: Em đã có quyết định đúng đắn trong lựa chọn người yêu, đã có cư xử đúng mực với người bạn gái thân từ thời cấp 3 để vẫn giữ được tình bạn trong sáng, không vượt quá giới hạn, em cũng thấy mình đã có trách nhiệm trong việc lựa chọn quyết định; Có những quyết định đúng đắn để không mắc các tệ nạn xã hội… Em cũng tâm sự ở trong cuốn nhật ký: “Từ giờ tôi sẽ vận dụng kỹ năng RQĐ vào cuộc sống của mình một cách đúng đắn hơn, hiệu quả hơn”.