Các lực lượng tham gia giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên

Một phần của tài liệu Giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên đại học (Trang 46 - 49)

Nhóm KN Đương đầu

1.3.9. Các lực lượng tham gia giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên

1.3.9.1. Ban Giám hiệu nhà trường

Theo Điều lệ trường ĐH [125], hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm đại diện pháp luật của nhà trường, là người trực tiếp quản lý và điều hành mọi hoạt động của nhà trường. Phó hiệu trưởng là những người giúp hiệu trưởng quản lý, điều hành các hoạt động của nhà trường theo sự phân công của hiệu trưởng và chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về các lĩnh vực được phân công. Ban Giám hiệu có quyền hạn và trách nhiệm về các lĩnh vực: Tổ chức - nhân sự, hoạt động đào tạo, hoạt động khoa học - công nghệ; về hợp tác quốc tế, về vấn đề tài chính, tài sản và đầu tư. Ngoài ra ban Giám hiệu còn có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức quản lý các hoạt động thuộc công tác SV; phát huy vai trò của tổ chức Đoàn thanh niên, Hội SV trong công tác SV; giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cho học sinh, SV.

1.3.9.2. Phòng công tác học sinh - sinh viên

Phòng công tác học sinh - sinh viên có chức năng tham mưu, giúp hiệu trưởng trong công tác quản lý học sinh, SV thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của phòng; Giáo dục tư tưởng, chính trị, văn hoá, xây dựng môi trường giáo dục, giáo dục đạo đức, lối sống và phát triển nhân cách cho người học.

- Theo đó, một trong những nhiệm vụ của phòng là tổ chức, quản lý hoạt động học tập, rèn luyện của người học: Cuối kỳ, cuối năm phân loại, xếp loại người học, tổ chức công tác thi đua, khen thưởng, xử lý kỷ luật đối với người học vi phạm nội quy, quy chế; tổ chức "tuần sinh hoạt công dân" cho học sinh SV đầu và cuối khoá; tổ chức công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cho người học; tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao và các hoạt động GDNGLL khác...

- Thực hiện công tác an ninh, phòng chống các tệ nạn xã hội và tội phạm: Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho HSSV, giáo dục cho HSSV về pháp luật, phòng chống ma tuý, mại dâm, tội phạm...

1.3.9.3. Giảng viên, giáo viên chủ nhiệm, cố vấn học tập

GV là người trực tiếp giảng dạy, giáo dục SV. Ngoài việc truyền thụ, định hướng, hướng dẫn SV học tập, nghiên cứu khoa học, GV còn rèn luyện nhân cách cho người học, thông qua tổ chức các hoạt động, đặc biệt thông qua bài giảng, giúp SV rèn luyện KNS, kỹ năng RQĐ.

GVCN, CVHT ở các trường ĐH là cán bộ giảng dạy được nhà trường giao cho quản lý lớp SV, cố vấn cho SV về vấn đề học tập cũng như những vấn đề trong cuộc sống. GVCN, CVHT là lực lượng chủ chốt trong công tác giáo dục, rèn luyện định hướng cho SV trở thành những người có chuyên môn vững, có phẩm chất và năng lực đáp ứng với yêu cầu của xã hội. Trong tình hình hiện nay, các trường ĐH không chỉ đào tạo theo niên chế mà còn đào tạo theo hệ thống tín chỉ vì thế công việc của GVCN không đơn thuần là quản lý lớp học, giáo dục nhân cách cho người học mà cùng với CVHT tư vấn, định hướng cho SV trong vấn đề học tập cũng như trong cuộc sống.

phụ trách trong quá trình đào tạo ở trường ĐH.

- GVCN, CVHT là người cố vấn cho SV vấn đề về học tập, những vướng mắc trong cuộc sống cũng như mọi hoạt động của SV trong trường ĐH. Đây là chức năng đặc trưng và khác biệt với GVCN ở trường phổ thông. GVCN, CVHT hướng dẫn, chỉ đạo các hoạt động, các phong trào cho SV như: Các hoạt động thể thao, văn hoá, văn nghệ, sinh hoạt các CLB, các hội thi...; hướng dẫn SV lựa chọn môn học, ngành học cho phù hợp với khả năng, điều kiện và hoàn cảnh của từng em. Khi cần thiết CVHT cũng là người giúp SV tháo gỡ những khó khăn trong cuộc sống, giải đáp những thắc mắc của các em. GVCN, CVHT là người điều khiển, định hướng, giúp các em tích cực, chủ động, tự lập trong các hoạt động của tập thể cũng như giải quyết các công việc riêng của cá nhân.

1.3.9.4. Đoàn thanh niên, Hội sinh viên

a. Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

Do các trường ĐH chuyển từ đào tạo niên chế sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ thì hoạt động của các tổ chức Đoàn thanh niên, Hội SV cũng cần được thay đổi cho phù hợp. Vai trò của tổ chức Đoàn thanh niên được khẳng định lại trong NQ số 25 - NQ/TW ngày 25/7/2008 "Là lực lượng xã hội to lớn, một trong những nhân tố quan trọng quyết định tương lai, vận mệnh dân tộc; là lực lượng chủ yếu trên nhiều lĩnh vực" [122].

Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong trường ĐH là một tổ chức chính trị xã hội, hoạt động theo Hiến pháp và Pháp luật nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là tổ chức đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích của đoàn viên, SV. Đoàn thanh niên có nhiệm vụtổ chức các hoạt động, phong trào học tập, văn hoá, văn nghệ, thể thao, tạo môi trường giáo dục, rèn luyện cho đoàn viên, SV, phối hợp với các đơn vị trong và ngoài nhà trường để giáo dục đoàn viên, SV, tích cực tham gia xây dựng và phát triển trường ĐH ngày càng vững mạnh.

b. Hội sinh viên Việt Nam trong trường đại học

Hội SV Việt Nam với một số nhiệm vụ như:

- Tập hợp, đoàn kết, khuyến khích, giúp đỡ hội viên, SV trong học tập và rèn luyện, hoàn thành nhiệm vụ của người SV, góp phần xây dựng nhà trường

vững mạnh.

- Giáo dục lý tưởng, truyền thống đạo đức, lối sống và ý thức pháp luật của hội viên, SV.

- Phản ánh nhu cầu, nguyện vọng của SV; tham gia phản biện, đề xuất các chủ trương, chính sách liên quan đến SV. Tổ chức các hoạt động thiết thực chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ các quyền lợi hợp pháp, chính đáng của hội viên, SV và tổ chức hội [124; 2].

Do đó, Hội SV có trách nhiệm tham gia giáo dục kỹ năng RQĐ cho SV để nâng cao trách nhiệm cho họ khi RQĐ trong mọi vấn đề của cuộc sống.

Mối quan hệ của các lực lượng giáo dục trong nhà trường:

Các lực lượng giáo dục trên đây có mối quan hệ mật thiết với nhau, phối kết hợp với nhau để giáo dục nhân cách người học.

Mối quan hệ của các thành tố trên trong công tác tổ chức, quản lý học sinh SV được biểu diễn bằng sơ đồ sau:

Một phần của tài liệu Giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên đại học (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(166 trang)
w