Nhóm KN Đương đầu
1.3.5. Phương pháp giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên
Dựa vào mục tiêu giáo dục, các nguyên tắc giáo dục và đặc điểm cũng như trình độ nhận thức của lứa tuổi SV, có thể vận dụng một số phương pháp giáo dục sau để giáo dục kỹ năng RQĐ cho SV:
1.3.5.1. Phương pháp động não
Là phương pháp giúp SV trong khoảng thời gian nhất định có thể tìm ra được những ý tưởng sáng tạo, những thông tin phù hợp để RQĐ đúng đắn.
Phương pháp này phù hợp với nguyên tắc trải nghiệm trong giáo dục kỹ năng RQĐ, bởi vì nó khái thác tối đa kinh nghiệm, trải nghiệm của SV. Phương pháp này cũng phát uy tối đa tư duy phê phán, tư duy sáng tạo - hai KNS có vai trò đặc biệt trong quá trình RQĐ.
Những điểm cần lưu ý khi thực hiện phương pháp này:
- Phương pháp này phù hợp với các trường hợp cũng như mọi tình huống RQĐ trong cuộc sống.
- Nên sử dụng phương pháp động não trước khi RQĐ. Cần phối hợp phương pháp này với các phương pháp khác.
- Để thực hiện tốt phương pháp này nên đưa ra nhiều tình huống để cá nhân lựa chọn ý tưởng tối ưu nhất.
- Phương pháp này có thể sử dụng trong các bước xác định vấn đề, đề xuất các phương án giải quyết, phân tích mặt được và hạn chế của từng phương án... khi RQĐ.
Là phương pháp có sự trao đổi giữa các SV về vấn đề nào đó để đưa RQĐ phù hợp.
Phương pháp này phù hợp với nguyên tắc tương tác trong giáo dục kỹ năng RQĐ và được sử dụng thường xuyên trong tổ chức các chủ đề giáo dục kỹ năng RQĐ.
Phương pháp này có tác dụng giúp các em tự tin, biết trình bày vấn đề, phản biện và bảo vệ chính kiến, biết lắng nghe tích cực và thiện chí thừa nhận hạt nhân hợp lý trong ý kiến của bạn.
Những điểm cần lưu ý khi thực hiện phương pháp này:
- Chia nhóm thảo luận phải tuỳ thuộc vào tình hình thực tế, nhưng không nên để nhóm quá đông hay quá ít.
- Nên lựa chọn chủ đề thảo luận hấp dẫn, phù hợp với lứa tuổi và đời sống của SV.
- Nội dung các nhóm thảo luận không nhất thiết phải giống nhau, cần quy định về thời gian thảo luận và báo cáo kết quả thảo luận.
- Khuyến khích SV mạnh dạn thảo luận, biết tranh luận và lắng nghe.
- GV luôn là người định hướng, giúp đỡ, chia sẻ khi cần thiết để buổi thảo luận đạt kết quả tốt.
1.3.5.3. Phương pháp luyện tập
Luyện tập là phương pháp mà SV thực hiện các hoạt động theo kế hoạch đặt ra nhằm hình thành thói quen, hành vi tích cực.
Phương pháp này được vận dụng khi rèn cho SV nắm vững các bước trong quy trình của kỹ năng RQĐ thông qua các tình huống giả định.
Những điểm cần lưu ý khi thực hiện phương pháp này:
- Nhà giáo dục cần tạo cho SV những hoạt động phong phú, đa dạng qua đó để có nhiều tình huống luyện tập.
- Khi SV luyện tập các bước RQĐ cần gợi ý và khuyến khích SV suy nghĩ thấu đáo những khả năng có thể xảy ra ở từng bước.
- Cần luyện tập thường xuyên, liên tục, trong mọi tình huống để rèn luyện kỹ năng RQĐ cho SV. Trong quá trình SV luyện tập, nhà giáo dục cần theo dõi, định hướng, động viên nhắc nhở.
- Tổ chức các hoạt động cho SV luyện tập cần lựa chọn sao cho phù hợp với đặc điểm lứa tuổi.
1.3.5.4. Phương pháp rèn luyện
Nếu như tập luyện, SV chỉ tập giải quyết những tình huống giả định, trong môi trường giả định thì rèn luyện là phương pháp thông qua thực tiễn (hoàn cảnh thực, tình huống thực) để SV được trải nghiệm, được hoạt động từ đó mà hình thành thói quen, hành vi tốt. Phương pháp này phù hợp với nguyên tắc trải nghiệm trong giáo dục kỹ năng RQĐ.
Những điểm cần lưu ý khi thực hiện phương pháp này:
- Cần vận dụng phương pháp này trong các vấn đề liên quan đến học tập và cuộc sống của SV, cũng như trong các hoạt động tiếp nối sau mỗi chủ đề phát triển kỹ năng RQĐ.
- Cần tổ chức đa dạng, phong phú các hoạt động, tạo nhiều cơ hội để SV được hoạt động, qua đó hình thành kỹ năng RQĐ đúng đắn.
- Khơi dậy sự hứng thú ở SV, động viên, khuyến khích các em tích cực tham gia các hoạt động thực tiễn để rèn luyện kỹ năng RQĐ.
- Nhà giáo dục kịp thời luyện tập, uốn nắn những thói quen, hành vi chưa phù hợp.
1.3.5.5. Phương pháp nghiên cứu tình huống
Nghiên cứu tình huống là phương pháp tổ chức cho SV từ những tình huống diễn ra trong cuộc sống hàng ngày để suy nghĩ, thảo luận và đi đến quyết định cuối cùng.
Phương pháp này đặt SV vào tình huống cần đưa RQĐ phù hợp, do đó nó rất thích hợp cho việc luyện tập kỹ năng RQĐ.
Những điểm cần lưu ý khi thực hiện phương pháp này: - Cần lựa chọn tình huống phù hợp với vấn đề RQĐ. - Đặt ra nhiều câu hỏi để SV suy nghĩ, thảo luận.
- Nên sử dụng các phương pháp khác khi thực hiện phương pháp này.
1.3.5.6. Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình
Nghiên cứu trường hợp điển hình là phương pháp đưa những tình huống, trường hợp cụ thể yêu cầu SV nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm.
Những điểm cần lưu ý khi thực hiện phương pháp này:
- Cần lựa chọn những tình huống, những trường hợp điển hình, có tác động nhiều tới SV.
- Hướng dẫn SV nhận xét, đánh giá.
- Kết hợp các phương pháp khác khi sử dụng phương pháp này.
1.3.5.7. Phương pháp đóng vai
Phương pháp đóng vai là người học thể hiện cách ứng xử, tỏ thái độ thông qua tình huống nào đó hoặc trên cơ sở tưởng tượng và sáng tạo.
Đây là phương pháp giúp người học được thực hành xử lý tình huống, đưa ra những quyết định kịp thời, phù hợp với hoàn cảnh.
Những điểm cần lưu ý khi thực hiện phương pháp này:
- Cần lựa chọn những tình huống phù hợp với lứa tuổi SV, phù hợp với vấn đề RQĐ. - Các tình huống lựa chọn là những tình huống mở để người học thảo luận. - Nên xây dựng kịch bản tình huống mang tính sân khấu, sinh động, hấp dẫn.
1.3.5.8. Phương pháp trò chơi
Phương pháp trò chơi là thông qua việc tổ chức các trò chơi mà SV được thể hiện thái độ, hành vi giao tiếp, ứng xử và rèn luyện kỹ năng RQĐ trong mọi tình huống.
Những điểm cần lưu ý khi thực hiện phương pháp này:
- Lựa chọn trò chơi phải phù hợp với nội dung giáo dục, đặc điểm lứa tuổi và điều kiện thực tế của quá trình rèn luyện kỹ năng RQĐ cho SV.
- Phải sưu tầm, hoặc thiết kế được những trò chơi học tập, đặt SV vào những tình huống phải RQĐ.
- Trò chơi nên thường xuyên thay đổi nhằm gây hứng thú của cá nhân khi chơi. - Trong quá trình tổ chức vui chơi, cần phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của sinh viên, tăng cường giao tiếp giữa các thành viên nhóm chơi.
Ngoài ra, để giáo dục kỹ năng RQĐ còn cần sử phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực trong nhà trường. Để giáo dục có hiệu quả cần phải biết lựa chọn và phối hợp các phương pháp giáo dục một cách hợp lý.
hạn chế nhất định, không có phương pháp nào là vạn năng, hoàn hảo. Hơn nữa, phương pháp giáo dục phụ thuộc vào mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức giáo dục cho SV. Vì thế, khi sử dụng các phương pháp nêu trên nhà giáo dục cần lưu ý:
Các phương pháp giáo dục không sử dụng đơn lẻ mà các phương pháp cần sử dụng đan xen, bổ trợ nhau. Cần lựa chọn các phương pháp giáo dục cho phù hợp với tình huống giáo dục, chú ý tới đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm riêng biệt của cá nhân và chú ý tới hoàn cảnh, thời điểm khi lựa chọn, sử dụng các phương pháp.