Giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên thông qua lồng ghép, tích hợp vào các môn học

Một phần của tài liệu Giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên đại học (Trang 111 - 114)

- Bước 1: Công tác chuẩn bị

d/ Màn thi năng khiếu

3.2.3. Giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên thông qua lồng ghép, tích hợp vào các môn học

vào các môn học

3.2.3.1. Mục đích, ý nghĩa

Giáo dục kỹ năng RQĐ thông qua lồng ghép, tích hợp vào các môn học nhằm tận dụng ưu thế của con đường dạy học, nhất là dạy các môn học liên quan đến việc hình thành các KNS, qua đó trang bị cho SV có kiến thức, kỹ năng RQĐ đúng đắn trong cuộc sống hàng ngày.

Dạy học là hoạt động đặc trưng, cơ bản của nhà trường, có nhiều ưu thế trong việc trang bị tri thức, kỹ năng, kỹ xảo có hệ thống cho SV. Mỗi môn học đều có những thế mạnh riêng trong giáo dục nhân cách SV. Việc lồng ghép, tích hợp vào các môn học, đặc biệt là các môn thuộc khoa học xã hội để giáo dục kỹ năng RQĐ cho SV không chỉ thực hiện nhiệm vụ giáo dục trong dạy học, điều quan trọng là giúp người học trải nghiệm và học kỹ năng RQĐ một cách hiệu quả.

Ngoài ra, GV sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực để tạo điều kiện, cơ hội cho SV được luyện tập, thực hành, trải nghiệm KNS trong quá trình học tập môn học. Cách tiếp cận này được dựa trên mối quan hệ giữa các PPDH tích cực, các KTDH tích cực với việc rèn luyện KNS cho SV. Cách tiếp cận này sẽ không làm nặng nề, quá tải thêm nội dung các môn học; mà ngược lại, do sử dụng các phương pháp và KTDH tích cực, GV còn lôi cuốn được SV tham gia tích cực vào quá trình khám phá và lĩnh hội tri thức; làm cho việc học tập các môn học trở nên hứng thú, hấp dẫn hơn, thiết thực và bổ ích hơn đối với SV.

Giáo dục kỹ năng RQĐ cho SV thông qua lồng ghép, tích hợp vào các môn học làm cho quá trình giáo dục diễn ra liên tục trong mọi không gian và thời gian, tận dụng được tình huống trong dạy học và phương pháp dạy học, kinh nghiệm của đội ngũ GV. Mặt khác, việc lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục vào nội dung môn học nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của người GV đối với việc giáo dục SV trong quá trình dạy học, thực hiện đầy đủ mục tiêu dạy chữ, dạy người và dạy nghề trong nhà trường.

3.2.3.2. Cách thức tổ chức

Tùy vào môn học cụ thể để tiến hành lồng ghép nội dung giáo dục nói chung, trong đó có giáo dục kỹ năng RQĐ cho phù hợp, sao cho không gò bó hay khiên

cưỡng. Cách tổ chức lồng ghép các nội dung giáo dục kỹ năng RQĐ cho SV có thể tiến hành như sau:

Đối với bộ máy tổ chức từ trường, đến các khoa và tổ bộ môn phải có cơ chế và quy chế về thực hiện nhiệm vụ giáo dục trong dạy học, làm cho người GV luôn luôn có ý thức lồng ghép các nội dung giáo dục phù hợp vào bài dạy của mình vào môn học mình phụ trách và có kỹ năng lồng ghép chính xác, nhuần nhuyễn.

Lựa chọn các môn học có nhiều ưu thế giáo dục để có những quy định cụ thể hơn về đơn vị kiến thức, kỹ năng cần lồng ghép, cách thức tổ chức lồng ghép…

Lựa chọn những phương pháp và tình huống dạy học, trong đó yêu cầu SV vận dụng và rèn luyện kỹ năng RQĐ để giải quyết vấn đề.

Khi đã có những quy định cụ thể về thực hiện nhiệm vụ giáo dục trong dạy học, nhà trường, khoa, bộ môn phải tiến hành kiểm tra thông qua việc chuẩn bị giáo án, thể hiện qua việc xác định mục tiêu, thông qua dự giờ thăm lớp, thông qua điều tra, lấy ý kiến SV, thông qua kiểm tra…

Đối với GV, trước hết họ phải chuẩn bị ý thức lồng ghép các nội dung giáo dục vào bài giảng, xác định nội dung nào lồng ghép vào phần nào, bài nào, chương nào sao cho phù hợp…(lựa chọn vấn đề lồng ghép). Làm sao để lồng ghép vừa thực hiện được mục tiêu giáo dục nhưng không ảnh hưởng đến tiến trình nội dung bài dạy, chương trình môn học.

Quá trình chuẩn bị bài giảng (soạn giáo án), việc lồng ghép nội dung giáo dục phải được thể hiện qua mục tiêu và nội dung tiến trình bài giảng. GV phải dự kiến được thời điểm lồng ghép trong bài soạn, thời lượng lồng ghép, mục tiêu hướng tới.

Quá trình giảng trên lớp, người GV mặc dù đã dự kiến thời điểm và thời lượng lồng ghép nhưng cũng tùy cơ ứng biến, có thể lồng xen kẽ vào bài dạy với các nội dung môn học, có thể lồng ghép vào trước hoặc sau giờ dạy.

Hình thức tổ chức lồng ghép cũng đa dạng, linh hoạt, có thể tiến hành ngay trong bài giảng, có thể cho SV thảo luận, viết thu hoạch, làm bài tập thực hành, viết cảm tưởng, làm tiểu luận…những vấn đề vừa liên quan đến tri thức, kỹ năng môn học vừa lồng nội dung giáo dục kỹ năng RQĐ cho SV. Những kiến thức và kỹ năng được lồng ghép phải được thể hiện cả trong quá trình kiểm tra, đánh giá SV, nghĩa là phải dành một lượng nhất định trong các đề bài kiểm tra, đề thi. Đó là bằng chứng để đánh

giá GV có ý thức lồng ghép các nội dung giáo dục vào bài giảng hay không.

Trong quá trình lồng ghép, GV cần chú ý đến đối tượng và cá biệt hóa từng đối tượng để giáo dục thì mới hiệu quả.

GV cần tăng cường các bài tập vận dụng, bài tập tình huống thông qua đó để SV tập vận dụng kỹ năng RQĐ để giải quyết các tình huống đặt ra.

Ví dụ, lồng ghép giáo dục kỹ năng RQĐ cho SV qua giảng dạy môn Tâm lý học. Bài học: Ý chí và hành động ý chí

Chuẩn bị giáo án, giáo viên cần thể hiện trong mục tiêu như sau:

Về tri thức, SV cần hiểu được các khái niệm cơ bản như ý chí, hành động ý chí, các giai đoạn của hành động ý chí, quan hệ giữa ý chí với việc RQĐ trong cuộc sống…Ý chí sẽ thúc đẩy việc quyết định hành động. Quyết định mau lẹ, đúng lúc hay chần chừ mất cơ hội, điều đó phụ thuộc vào sức mạnh của ý chí cá nhân.

Về thái độ, SV cần nghiêm túc học tập, nghiên cứu có quan điểm duy vật biện chứng về ý chí và hành động ý chí, có ý thức vận dụng chúng vào việc quyết định các hành động, các công việc của cá nhân sao cho có hiệu quả nhất, phù hợp nhất.

Về kỹ năng, SV thể hiện được các giai đoạn trong một hành động ý chí một cách thuần thục. Trong một quyết định cụ thể, SV vận dụng được các giai đoạn của hành động ý chí để có thể đưa RQĐ sáng suốt và phù hợp nhất.

Sau khi xác định mục tiêu, các tri thức và kỹ năng cần lồng ghép, tích hợp phải được thể hiện trong nội dung bài soạn và tiến trình giảng bài. Nội dung bài soạn phải dành một lượng tri thức nhất định cho việc giáo dục kỹ năng RQĐ thông qua các tri thức về ý chí và hành động ý chí…

Phần củng cố, ôn tập, kiểm tra đều phải thể hiện sự lồng ghép này. Chẳng hạn, người có ý chí có phải là người có quyết định đúng không? So sánh các giai đoạn RQĐ với các giai đoạn của hành động ý chí?...

3.2.3.3. Điều kiện thực hiện

Để thực hiện biện pháp này thành công, GV phải hiểu được bản chất và quy trình RQĐ, đồng thời có trách nhiệm tạo cơ hội cho SV rèn luyện kỹ năng này trong các tình huống học tập. Bản thân SV cũng cần tích cực, chủ động rèn kỹ năng RQĐ trong các giờ học. Đặc biệt, rèn luyện kỹ năng RQĐ qua những giờ thảo luận, thực hành.

Một phần của tài liệu Giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên đại học (Trang 111 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(166 trang)
w