Nhóm KN Đương đầu
1.3.4. Nguyên tắc giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên
1.3.4.1. Nguyên tắc trải nghiệm qua hoạt động
KNS nói chung và kỹ năng RQĐ nói riêng không thể có được thông qua đọc sách, mà phải qua trải nghiệm. Một phần quan trọng đối với học KNS là sự tương tác giữa kiến thức mới hoặc kinh nghiệm mới và kiến thức và kinh nghiệm đã có.
Mục tiêu của giáo dục kỹ năng RQĐ là nhằm giúp người học thay đổi cách RQĐ của mình theo hướng tích cực, hiệu quả. Chỉ có cách học dựa trên tự khám phá bản thân hoặc tự lĩnh hội thì mới giúp con người thay đối căn bản hành vi của mình. Bản chất của nó chính là sự trải nghiệm (Carl Rogers).
1.3.4.2. Nguyên tắc tương tác
Kỹ năng RQĐ được hình thành phải thông qua các hoạt động tương tác với người khác. Nếu chỉ hoạt động và trải nghiệm một mình sẽ không làm cho người học nhìn thấy sự đa dạng của vấn đề từ các trải nghiệm của các chủ thể khác nhau. Sự chia sẻ những cảm nhận, những suy nghĩ, ý tưởng giữa những người tham gia hoạt động làm phong phú thêm những kinh nghiệm, giúp mỗi người biết nhìn nhận vấn đề đa chiều theo các góc độ, phương diện khác nhau, đặc biệt là phát triển tư duy phản biện. Trong khi tham gia các hoạt động có tính tương tác, SV có dịp thể hiện các ý tưởng của mình, xem xét ý tưởng của người khác, được đánh giá và xem xét lại những kinh nghiệm sống của mình trước đây theo một cách nhìn nhận khác. Vì vậy, việc tổ chức các hoạt động có tính chất tương tác cao tạo cơ hội quan trọng để giáo
dục kỹ năng RQĐ có hiệu quả.
1.3.4.3. Nguyên tắc thay đổi hành vi
Giáo dục kỹ năng RQĐ nhằm thay đổi thói quen RQĐ cảm tính, tùy tiện, theo ý muốn chủ quan không tính đến hậu quả của quyết định sai lầm; hình thành những thói quen RQĐ tích cực, phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn.
Thay đổi thói quen, hành vi là việc rất khó, cần phải có quá trình, có thời gian và phải tạo ra môi trường mang tính giáo dục, khuyến khích sự thay đổi thói quen RQĐ tùy tiện, chủ quan, hình thành thói quen cân nhắc kỹ lưỡng trước khi RQĐ trong môi trường của SV.