- Bước 1: Công tác chuẩn bị
d/ Màn thi năng khiếu
3.2.2. Giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên thông qua học học phần bắt buộc/ tự chọn, chuyên đề về giáo dục kỹ năng sống hoặc kỹ năng mềm
buộc/ tự chọn, chuyên đề về giáo dục kỹ năng sống hoặc kỹ năng mềm
3.2.2.1. Mục đích, ý nghĩa
Tổ chức cho SV học các chuyên đề/học phần về kỹ năng RQĐ nhằm trang bị cho SV có nhận thức, thái độ và kỹ năng RQĐ đúng đắn trong cuộc sống hàng ngày một cách có hệ thống, có cơ sở khoa học.
KNS nói chung, trong đó kỹ năng cốt lõi là kỹ năng RQĐ cũng có hệ thống tri thức khái niệm và nội dung khoa học của nó. Tổ chức cho SV học tập về vấn đề này là nhằm giúp SV tiếp thu có hệ thống nội dung, bản chất, thành phần, điều kiện hình thành, vai trò, ý nghĩa của các KNS nói chung và kỹ năng RQĐ…để SV có nền tảng tri thức vững chắc trong việc ra các quyết định.
Kỹ năng RQĐ không tồn tại độc lập mà nó có quan hệ mật thiết với các KNS khác. Việc tổ chức cho SV học các chuyên đề/học phần về KNS, trong đó có kỹ năng RQĐ sẽ tạo cơ hội cho họ được trao đổi, thảo luận những vấn đề trong từng chuyên đề. Mỗi chuyên đề trình bày một số khía cạnh của KNS và kỹ năng RQĐ. Quá trình học tập, SV được vận dụng những hiểu biết của mình vào giải quyết các vấn đề vừa mang tính lý luận vừa mang tính thực tiễn. Điều này sẽ giúp cho SV có kiến thức lý luận và kỹ năng RQĐ, có kỹ năng thực hành về RQĐ…SV càng được chuẩn bị kỹ càng thì họ càng không bị bỡ ngỡ, bị choáng ngợp, bị bất ngờ, lúng túng khi gặp các tình huống trong thực tiễn. Ngược lại, họ có thể hoàn toàn chủ động đối phó với các tình huống xảy ra một cách hiệu quả nhất.
3.2.2.2. Cách thức tổ chức
Nhà trường, khoa thông qua tổ chức Đoàn, Hội SV để lựa chọn các chuyên đề/học phần phù hợp với lứa tuổi SV, với điều kiện của nhà trường, của địa phương. Các chuyên đề về giáo dục KNS rất đa dạng, phong phú. Cần phải khảo sát, tham khảo ý kiến của SV về các chuyên đề xem họ cần gì, muốn gì để tổ chức giáo dục cho phù hợp. Có thể cung cấp các nội dung cơ bản về các chuyên đề cho họ tìm hiểu, lựa chọn và quyết định.
mạng internet…, có thể mời chuyên gia biên soạn theo đơn đặt hàng. Cần xác định số lượng các chuyên đề, nội dung của chuyên đề, thời lượng cho mỗi chuyên đề, cách thức tiến hành cụ thể. Các chuyên đề cần hướng vào các vấn đề SV thường gặp phải trong cuộc sống hằng ngày như: Các kỹ năng học tập trong điều kiện đào tạo theo tín chỉ; Vấn đề quan hệ với bạn bè trong tập thể; Quan hệ với GV; Quan hệ giới tính; Vấn đề làm thêm của SV; Vấn đề tệ nạn xã hội; Văn hóa học đường…
Sau khi có chương trình, nội dung cụ thể, nhà trường hoặc khoa lựa chọn chuyên gia trình bày, có sự tham gia của SV. Chuyên gia phải am tường về lĩnh vực giáo dục KNS, có uy tín, có kiến thức lý luận và thực tiễn rộng rãi, uyên thâm.
Việc tổ chức cho SV học tập lý luận phải gắn chặt chẽ với thực hành. Sau mỗi chuyên đề cần tổ chức cho SV thảo luận, viết bài thu hoạch, trao đổi với chuyên gia, tập giải quyết tình huống. Các hình thức học tập không nên đơn điệu như lên lớp thuyết giảng mà có thể thông qua trò chơi đóng vai, đóng kịch, kể chuyện, nêu vấn đề…Không nên quan niệm đây là buổi lên lớp như giảng dạy các bộ môn khoa học mà phải tổ chức hết sức linh hoạt. Thậm chí SV cũng có thể lên trình bày một vài khía cạnh nào đó của chuyên đề sau khi đã được thông báo để chuẩn bị kỹ càng. SV cần phải được thông báo trước nội dung, cách thức tổ chức, thời gian và thời lượng của chuyên đề để họ chủ động và tích cực tham gia có hiệu quả. Các chuyên đề có thể lựa chọn để giáo dục SV như về giới tính, tình bạn, tình yêu, quan hệ với bạn khác giới, tôn trọng phụ nữ…. Làm thế nào để SV có quyết định sáng suốt trong chọn bạn khác giới, có những quyết định đúng mức trong quan hệ với bạn khác giới…
3.2.2.3. Điều kiện thực hiện
Để thực hiện biện pháp này thành công, đòi hỏi có sự quan tâm của BGH, các phòng chức năng, khoa đào tạo. Nhà tổ chức cần chuẩn bị kinh phí, địa điểm thực hiện bởi học chuyên đề KNS, kỹ năng RQĐ cần được thực hành. Cần lựa chọn chuyên gia giảng dạy có kinh nghiệm để làm tăng hứng thú học tập của SV. Việc tổ chức học tập học phần/các chuyên đề KNS cần tổ chức trong những thời điểm thích hợp, không làm ảnh hưởng đến thời gian học chính của SV. Đồng thời để SV học được kỹ năng RQĐ thông qua học phần này cần đặt các em vào những tình huống lựa chọn không chỉ trong nội dung học kỹ năng RQĐ mà trong mọi tình huống thực hành về các KNS khác để các em được trải nghiệm nhiều cơ hội RQĐ, thông qua đó
mà kỹ năng này được thực hành và củng cố.