Các con đường giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên đại học

Một phần của tài liệu Giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên đại học (Trang 43 - 45)

Nhóm KN Đương đầu

1.3.6.Các con đường giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên đại học

Việc giáo dục kỹ năng RQĐ cho SV được thực hiện qua một số con đường sau:

1.3.6.1. Thông qua quá trình học tập các môn học trong chương trình đào tạo

Trong quá trình học tập SV sẽ gặp các tình huống phải RQĐ, giải quyết vấn đề trong chính nội dung các môn học, cũng như trong quá trình học hợp tác, tương tác với giáo viên, bạn bè. Giáo dục KNS, kỹ năng RQĐ cho SV trong nhà trường thông qua việc lồng ghép, tích hợp các môn học đặc biệt là các môn thuộc khoa học xã hội, khoa học giáo dục. Ví dụ, sử dụng các bài tập tình huống khi dạy các môn: Tâm lý học, Giáo dục học, Pháp luật … Qua các môn học này giúp SV hình thành và củng cố kỹ năng RQĐ và các KNS khác.

Giáo dục kỹ năng RQĐ còn được thực hiện thông qua việc GV sử dụng các phương pháp và kỹ năng dạy học tích cực như nghiên cứu tình huống, thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề, học theo dự án… để tạo điều kiện, cơ hội cho SV được luyện tập, thực hành, trải nghiệm kỹ năng RQĐ trong quá trình học tập môn học. Cách tiếp cận này được dựa trên mối quan hệ giữa các phương pháp dạy học tích cực, các kỹ thuật dạy học tích cực với việc rèn luyện KNS. Tuy nhiên, điều này chỉ có thể thực hiện được khi giáo viên có ý thức, hiểu biết và có năng lực thực hiện.

Một số nghiên cứu cho rằng: “KNS cần dạy trong chương trình của nhà trường hơn là nhiệm vụ biệt lập tách khỏi chương trình bình thường của nhà trường”, “Dạy KNS còn cần phải chứa đựng trong tất cả các môn khoa học thông qua nhấn mạnh mối quan hệ giữa học tập và các hoạt động sống hàng ngày” [8;39].

1.3.6.2. Thông qua dạy học môn tự chọn (chuyên đề) về “kỹ năng sống” hoặc “kỹ năng mềm”

quyền tự chủ trong việc đưa thêm những môn tự chọn làm cho chương trình trở nên mềm dẻo, đáp ứng nhu cầu người học. Cùng với việc nhận thức được tầm quan trọng của KNM đối với nguồn nhân lực, một số trường ĐH đã triển khai đào tạo KNM dưới hình thức môn tự chọn, Khi đó, cần phải thiết kế các chủ đề giáo dục KNS/ KNM cần đào tạo phù hợp với nhu cầu của người học.

1.3.6.3. Thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường ĐH do tổ chức Đoàn thanh niên, Hội SV, GVCN, CVHT tiến hành, như: Hình thức câu lạc bộ, các diễn đàn cuộc thi tìm hiểu, các buổi sinh hoạt chuyên đề, tham quan…Các hình thức này giúp cho SV tăng thêm vốn sống, kiến thức thực tiễn, qua đó hình thành và giáo dục KNS cho các em. Có thể sử dụng các hình thức hoạt động này để tổ chức hệ thống các chủ đề giáo dục kỹ năng RQĐ cho SV.

Trong những trường ĐH không có môn tự chọn về KNS hay KNM thì con đường này sẽ bổ trợ hữu ích cho việc giáo dục KNS/ KNM cho SV. Khi đó những nội dung giáo dục KNS nói chung, kỹ năng RQĐ nói riêng vẫn được thiết kế theo quy trình các bước nêu ở dưới đây (mục 1.3.7).

1.3.6.4. Thông qua các tình huống thực trong cuộc sống

Cuộc sống hàng ngày đầy những khó khăn và phức tạp mà SV gặp phải, đối mặt với nó như: Trong học tập, trong giao tiếp ứng xử, trong việc phòng tránh các tệ nạn xã hội ... Qua các tình huống trong cuộc sống hàng ngày, SV trải nghiệm, rèn luyện để dần thay đổi những thói quen hành vi tiêu cực, hình thành những thói quen, hành vi tích cực. Việc thay đổi thói quen xấu, tiêu cực, hình thành thói quen tích cực không phải dễ dàng, nhanh chóng mà phải có thời gian, có ý thức rèn luyện để hình thành những thói quen, hành vi tích cực.

1.3.6.5. Thông qua công tác tham vấn để giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên

Tham vấn nhằm giúp cho người được tham vấn cải thiện cuộc sống, được chia sẻ, hỗ trợ giúp họ đối mặt với những khó khăn của cuộc sống, giúp họ nhìn nhận vấn đề ở mọi phương diện, phân tích mọi khả năng có thể xảy ra để lựa chọn phương án tối ưu nhất, đạt được mục tiêu đặt ra. Dịch vụ tham vấn có thể diễn ra ở trong hay ngoài nhà trường ĐH. Tham vấn trong trường ĐH là những người có chuyên môn, có kinh

nghiệm giúp người học tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong học tập cũng như trong cuộc sống của người SV, giúp họ tự tin, có thêm kinh nghiệm sống.

Một phần của tài liệu Giáo dục kỹ năng ra quyết định cho sinh viên đại học (Trang 43 - 45)