Kết quả thựcnghiệm sư phạm vòng 1 1 Đánh giá kết quả về mặt định tính

Một phần của tài liệu Đổi mới hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn vật lý của học sinh dự bị đại học dân tộc với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (Trang 119 - 121)

- Nội dung tập huấn cho HS bao gồm:

3.5.1.7.Kết quả thựcnghiệm sư phạm vòng 1 1 Đánh giá kết quả về mặt định tính

Sử dụng phương pháp quan sát và phân tích, bằng cách ghi nhật ký của từng lần thực nghiệm, kết quả thu được như sau:

* Ở nhóm TN:

- Đối với đợt thực nghiệm tổ chức kiểm tra định kỳ lần 4 với 100% TNKQ trên máy tính:

+ Về phía HS: Do đã được củng cố, ôn tập qua các lần tự KT-ĐG nên thái độ làm bài của HS thoải mái và hăng say, kỹ năng sử dụng phần mềm PTES tốt, 100% HS đều đảm bảo truy cập vào đúng thời gian kiểm tra quy định; đều vào được phần KT có tổ chức và nộp bài đúng thời gian quy định, kết

quả bài làm của HS được máy tính thông báo sau khi kết thúc KT, giúp cho mỗi HS biết được kết quả KT của mình, tạo được sự khách quan, công bằng trong kỳ KT, HS tin tưởng vào kết quả KT. Tuy nhiên một số học sinh hoài nghi kết quả máy tính chấm có đúng không? Tại sao máy tính lại có thể đưa ra kết quả? Làm thế nào để biết được mình làm đúng hay sai câu nào? Đây là vấn đề cần xem xét để chỉnh sửa phần mềm chuẩn bị cho đợt TNSP vòng 2 ở năm học tiếp theo.

+ Về phía GV: Việc tạo đề theo ma trận và sinh đề dễ dàng, việc kiểm tra lại đề và đáp án rất hiệu quả, tiết kiệm thời gian và kinh phí phô tô, in ấn đề. GV có thể biết ngay kết quả học tập của từng HS trên máy vi tính đồng thời biết được mức độ nhận thức (nhận biết, thông hiểu, vận dụng) của từng HS thông qua kết quả phân tích của phần mềm PTES về kết quả làm bài của HS so với chuẩn kiến thức, kỹ năng đã xây dựng trong ma trận đề. Tuy nhiên, phần đa GV tham gia tổ chức TNSP đều băn khoăn về việc nếu tổ chức cho học sinh KT-ĐG KQHT trên máy vi tính có thể HS thi thay (cùng một thời điểm phần mềm có thể cho truy cập 2-3 username cùng một lúc). Đối với các mã đề, máy tính mới đảo được các câu khác nhau, chưa đảo được các phương án lựa chọn trong từng câu. Vấn đề này cần phải nghiên cứu chỉnh sửa phần mềm đáp ứng đầy đủ tính bảo mật trong thi và KT ở TNSP vòng 2.

- Đối với đợt thi học kỳ II với đề phối hợp TNKQ và TL:

+ Đối với HS: Làm việc vất vả hơn vì phải làm bài TNKQ trên giấy, phải mất thời gian nháp và làm bài TL nhiều hơn, diễn giải bài toán nhiều hơn nhưng đảm bảo rèn luyện cho HS kỹ năng thực hành giải bài tập, kỹ năng diễn giải của HS; HS làm bài nghiêm túc, tích cực tuy nhiên không hứng thú như làm bài trên máy vi tính.

+ Đối với GV: Mất thời gian ra đề và phô tô in ấn đề; mất nhiều thời gian phát đề và thu bài của thí sinh; tốn thời gian để chấm bài hơn; không thể phân tích KQHT của HS theo các mức trí năng so với ma trận đề đã xây dựng nhưng đảm bảo KT-ĐG toàn diện HS về phổ rộng kiến thức; về kỹ năng thực hành giải toán; tránh tình trạng HS học lệch và học tủ.

+ Về phía HS: Qua đợt KT định kỳ lần 4 và thi học kỳ II đều có ý thức của HS làm bài nghiêm túc nhưng không được tự tin trong quá trình làm bài; một số HS gặp khó khăn trong việc trình bày bài, tỏ ra lo lắng và căng thẳng.

+ Về phía GV: Không tốn thời gian cho việc phô tô in ấn đề, việc coi kiểm tra dễ dàng và chấm theo thang điểm tự xây dựng nhưng không thể phân tích KQHT của HS theo chuẩn kiến thức, kĩ năng.

Một phần của tài liệu Đổi mới hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn vật lý của học sinh dự bị đại học dân tộc với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (Trang 119 - 121)