- Sự khác biệt:
5 Khó chấm và khó cho điểm chính xác
1.3.3. Nội dung kiểm tra đánhgiá kết quả học tập môn Vậtlí của học sinh ở trường dự bị đại học dân tộc
Theo Trần Hữu Cát [9], Nguyễn Trọng Sửu [11], Nguyễn Quang Lạc [42], Phạm Thị Phú [62], [63], Nguyễn Đình Thước [64], Nguyễn Ngọc Hưng [73],... có thể xác định 3 nhóm hoạt động học tập môn Vật lí của HS gồm:
- Nhóm các hoạt động thu thập thông tin: Quan sát các hiện tượng thiên nhiên, tranh ảnh, mô hình, thí nghiệm biểu diễn của GV, xem băng, đĩa hình và các thí nghiệm ảo, thí nghiệm mô phỏng trên máy tính; Thực hành thí nghiệm: đo đạc, lập bảng số liệu,...; Đọc các tài liệu, sách giáo khoa, tra cứu bảng biểu; Nghe thông báo của GV hay báo cáo của các bạn HS.
- Nhóm các hoạt động xử lý thông tin đòi hỏi tư duy sáng tạo: Suy luận lôgic (phân tích, tổng hợp, so sánh, diễn dịch, khái quát hóa, trừu tượng hóa, tương tự hóa, đặc biệt hóa,...) để rút ra kết luận từ những dữ liệu đã có; Lập bảng biểu, vẽ đồ thị... rút ra quy luật của hiện tượng; Đề ra một dự án, thiết kế một phương án thí nghiệm để kiểm tra một dự đoán, một giả thuyết; Nhận xét, đánh giá câu trả lời của người khác.
- Nhóm các hoạt động truyền đạt thông tin góp phần củng cố kiến thức, phát triển năng lực ngôn ngữ, rèn luyện các phẩm chất cần thiết để hòa nhập cuộc sống cộng đồng: Thông báo bằng lời những kết quả xử lý thông tin, những kết quả thí nghiệm, những dữ liệu điều tra của cá nhân, nhóm; Tham gia thảo luận, tranh luận về một nội dung học tập; Trả lời câu hỏi của GV; Viết báo cáo; Trình bày một biểu đồ, đồ thị, một hình vẽ...
Như vậy có thể xác định nội dung KT-ĐG kết quả học tập môn Vật lí của HS DBĐHDT như sau:
- Về kiến thức: Yêu cầu HS DBĐHDT phải đạt được mục tiêu là nắm vững kiến thức và tái hiện được các kiến thức về các sự kiện hiện tượng, các khái niệm, các nguyên lí, các định luật, các quá trình Vật lí học và đồng thời phải biết vận dụng các kiến thức đó vào các trường hợp phức hợp, thiết kế được phương án khi phải tìm các thông số cần thiết để giải thích các sự kiện, hiện tượng liên quan.
- Về kỹ năng: Phải rèn luyện cho HS DBĐHDT kỹ năng nhận thức như giải quyết vấn đề, ra quyết định, tư duy lôgic, tư duy phê phán, sáng tạo...đồng thời rèn luyện kỹ năng tâm vận như nhận ra những dấu hiệu cụ thể, quan sát được, có quy trình riêng; có thể giải các bài lí thuần thục và áp dụng vào các trường hợp riêng biệt; có kỹ năng thực hành, làm được các thí nghiệm theo mẫu và áp dụng vào các trường hợp tương tự.
- Về thái độ: Do đặc điểm HS DBĐHDT là người dân tộc thiểu số nên phải bồi dưỡng cho HS về thái độ nhận thức, tin tưởng vào khoa học thực nghiệm Vật lí từ đó kích thích hăng say của HS đối với môn học.
1.4. Kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn Vật lí của học sinh dựbị đại học dân tộc với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin