- Urani phân rã theo chuỗi phóng xạ
2.2.3. Biện pháp 3: Sửdụng phối hợp câu hỏi trắc nghiệm khách quan với câu hỏi tự luận trong kiểm tra kết quả học tập môn Vật lí của
học sinh dự bị đại học dân tộc
2.2.3.1. Cơ sở khoa học của biện pháp
Theo quy chế, ở trường DBĐHDT có các kì KT định kỳ và thi học kì dưới hình thức thi viết. Nhà trường được giao quyền chủ động về lựa chọn hình thức ra đề và tổ chức KT, có thể dùng TNKQ hoặc TL trong đề KT.
Qua nghiên cứu, TNKQ hay TL đều có ưu và nhược điểm của từng loại, nếu dùng TNKQ gặp hạn chế việc phát triển khả năng diễn đạt của HS; nếu dùng TL sẽ có hạn chế về tính khách quan trong chấm bài...Vì vậy, để khắc phục khó khăn đó, cần xây dựng phương án sử dụng phối hợp câu hỏi TNKQ và TL trong KT định kì và thi học kì môn Vật lí ở các trường DBĐHDT.
2.2.3.2. Mục đích, yêu cầu của biện pháp
Nghiên cứu lí luận về TNKQ và TL để xây dựng hệ thống câu hỏi TNKQ và TL theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và đề xuất phương án phối hợp TNKQ và TL trong các đợt KT và thi môn Vật lí ở trường DBĐHDT; nghiên cứu đề xuất quy trình ra đề theo các phương án phối hợp với sự hỗ trợ của phần mềm PTES. Yêu cầu của biện pháp phải xây dựng được bộ câu hỏi đảm bảo chất lượng và phân theo mức độ nhận thức và có thể chứa trên phần mềm PTES; các phương án phối hợp câu hỏi TNKQ và TL phải tối ưu đối với thực
tiễn KT-ĐG KQHT môn Vật lí ở trường DBĐHDT; khai thác tối đa phần mềm PTES trong việc tổ chức ra đề KT theo các phương án phối hợp TNKQ và TL.
2.2.3.3. Nội dung của biện pháp
1- Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan và câu hỏi tựluận sử dụng trong kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn Vật lí của học