Tăng cường kiểm tra đánhgiá kết quả thực hành thí nghiệm với sự hỗ trợ của phần mềm PTES.

Một phần của tài liệu Đổi mới hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn vật lý của học sinh dự bị đại học dân tộc với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (Trang 94 - 98)

- Đo chiều dà il của con lắc đơn và tín hg theo công thức

4- Tăng cường kiểm tra đánhgiá kết quả thực hành thí nghiệm với sự hỗ trợ của phần mềm PTES.

Ngoài việc tổ chức KT-ĐG kết quả thực hành thí nghiệm thực tại các phòng thí nghiệm theo quy định của chương trình DBĐHDT. Cần quan tâm đến việc KT-ĐG kết quả thực hành thông qua hệ thống câu hỏi lí thuyết có liên quan đến các thí nghiệm để kiểm tra việc nắm vững cơ sở lí thuyết cũng như thao tác các thí nghiệm của HS DBĐHDT.

Theo Nguyễn Đình Noãn, Phạm Thị Phú, Nguyễn Đình Thước [56, tr.39] hoàn toàn có thể thiết kế các câu hỏi về thực hành thí nghiệm để KT- ĐG kiến thức thực hành của HS, chúng tôi đã tham khảo một số câu hỏi trong tài liệu này như sau:

Câu 1: Để đo gia tốc trong trường bằng con lắc đơn, ngoài con lắc đơn có chiều dài thay đổi được, cần thêm các dụng cụ sau:

A. Cân, lực kế, thước thẳng, đồng hồ bấm giây. B. Lực kế, thước thẳng, đồng hồ bấm giây. C. Thước thẳng, đồng hồ bấm giây.

D. Đồng hồ bấm giây.

Câu 2: Để đo độ cứng của lò xo, ngoài giá treo, lò xo, hộp quả cân, nhất thiết cần thêm các dụng cụ sau:

A. Đồng hồ bấm giây, thước thẳng và lực kế. B. Đồng hồ bấm giây và thước thẳng.

C. Lực kế và thước thẳng. D. Thước thẳng

....

Chúng tôi đã tham khảo đồng thời soạn một số câu hỏi có liên quan đến kĩ năng thực hành thí nghiệm như trên và lưu trữ trên phần mềm PTES. GV

hoàn toàn có thể thiết kế các đề KT thực hành và tổ chức cho HS làm bài KT trên phần mềm PTES (Phụ lục 11)

Hình 2.16: Câu hỏi thí nghiệm trên phần mềm PTES

Ngoài thí nghiệm thực có thể làm và quan sát được bằng các thao tác cụ thể, có những thí nghiệm khó thực hiện trong thực tế hoặc thời gian thực hiện một thí nghiệm trong thực tế mất quá nhiều thời gian và công sức. Trong trường hợp đó người ta thay các thí nghiệm thực bằng các thí nghiệm ảo, thí nghiệm mô phỏng. Trên phần mềm PTES có chưa một số đoạn videoclip của một số thí nghiệm ảo, thí nghiệm mô phỏng kèm theo các câu hỏi liên quan đến hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm, yêu cầu HS phải quan sát thí nghiệm để trả lời giúp chúng ta KT được một số thí nghiệm cơ bản và đơn giản.

Hình 2.17: Giao diện của câu hỏi KT thực hành trên PTES

GV có thể tạo đề và tổ chức cho HS tham gia KT thực hành trên phần mềm PTES theo các bước sau:

+ Bước 2: Tạo ma trận đề từ các video clip đó.

+ Bước 3: Tổ chức KT HS trên máy vi tính như với KT kiến thức bình thường.

Hình 2.18: HS làm bài KT thực hành trên máy tính với phần mềm PTES

Với cách KT này có thể nâng cao được kĩ năng thực hành cho HS, có thể KT học sinh với nhiều thí nghiệm khó hơn giúp HS nâng cao được kết quả thực hành thí nghiệm. Tuy nhiên tồn tại nhược điểm của hình thức này đó là HS không thao các các kĩ năng thí nghiệm trên máy tính. Vì vậy hình thức này chỉ hỗ trợ cho HS tự làm trên máy tính giúp HS được ôn tập, củng cố từ đó nâng cao kết quả thực hành thí nghiệm trong các đợt KT.

Ngoài các câu hỏi thực nghiệm đưa vào ngân hàng câu hỏi, để nâng cao kết quả thực hành cho HS và giúp cho HS rèn luyện kĩ năng thực hành thí nghiệm đồng thời giúp GV có thể KT-ĐG kĩ năng thực hành của HS đối với những bài thực hành không thực hiện được tại phòng thí nghiệm do các yếu tố chủ quan và khách quan như không đủ cơ sở hạ tầng; thời gian không đủ tiến hành tại phòng thí nghiệm, các thí nghiệm không tiến hành được trong thực tế. Trên phần mềm PTES có nhiều tài nguyên về các phần mềm vật lí mô phỏng; các thí nghiệm ảo được kết nối với phần mềm. Giáo viên hoàn toàn có thể cho học sinh làm các thí nghiệm ảo trên phần mềm PTES trong thời gian xác định và ĐG kĩ năng thực hành cơ bản qua việc theo dõi, quan sát HS làm các thí nghiệm trên máy tính.

Hình 2.19: Các tài nguyên thí nghiệm ảo trên phần mềm PTES

2.2.4.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Để biện pháp có tính khả thi cần có sự đầu tư chuyên môn của GV trong việc nghiên cứu ra đề KT-ĐG dưới dạng bài tập thực hành lồng ghép trong các đợt KT định kỳ và thi học kỳ; tăng cường cho HS tự KT-ĐG kỹ năng thực hành thí nghiệm với sự hỗ trợ của phần mềm PTES. Thường xuyên dạy cho HS các kĩ năng thực hành thí nghiệm; tập huấn về các thao tác thực hành và ĐG kết quả khách quan trong quá trình KT thực hành thí nghiệm.

Hiện nay, điểm KT thực hành được tính là điểm điều kiện, các trường DBĐHDT cần đưa điểm KT thực hành vào điểm tổng kết môn học mới có thể đẩy mạnh được việc KT-ĐG kỹ năng thực hành thí nghiệm của HS.

2.2.5. Biện pháp 5: Chú trọng tổ chức hoạt động tự kiểm tra - đánhgiá kết quả học tập môn Vật lí của học sinh dự bị đại học dân tộc giá kết quả học tập môn Vật lí của học sinh dự bị đại học dân tộc

2.2.5.1. Cơ sở khoa học của biện pháp

- Trước đây, quan niệm về đánh giá còn phiến diện, có phần sai lệch, cho rằng giáo viên là người giữ độc quyền KT- ĐG, học sinh là đối tượng KT- ĐG. Vì vậy, KT- ĐG còn mang tính chủ quan, chưa phát huy tính tích cực chủ động của HS. Coi trọng hoạt động tự KT- ĐG của HS như là một biện pháp góp phần đa dạng hoá các hình thức và phương pháp KT- ĐG có thể khơi dậy tính chủ động, tích cực, giúp HS xác định đúng mục đích, động cơ, thái độ và tâm

lý học tập để tự đánh giá kết quả học tập của mình, không quá lo sợ dẫn tới việc đối phó và gian lận trong kiểm tra, thi cử...

- Theo quan điểm dạy học tích cực thì KT- ĐG không chỉ là công việc riêng của GV mà của cả HS. Việc tự KT- ĐG của học sinh góp phần tích cực hoá hoạt động của người học trong quá trình tiếp nhận tri thức. Tự KT- ĐG được xem như một hoạt động học tập, hoạt động tự KT- ĐG của học sinh chủ yếu thực hiện sau mỗi bài học, mỗi phần, mỗi chương học... thông qua giải các bài tập, củng cố kiến thức.

Kết quả tự KT- ĐG chính là những thông số để HS tự điều chỉnh quá trình học tập của mình một cách tích cực, tự lực hơn.

2.2.5.2. Mục đích, yêu cầu của biện pháp

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về tự KT-ĐG của HS và chức năng của phần mềm PTES, đề xuất được các nội dung đổi mới hoạt động tự KT-ĐG của HS DBĐHDT với sự hỗ trợ của phần mềm PTES. Yêu cầu nội dung đưa ra trong biện pháp có tính khả thi, phù hợp với đặc điểm HS và chương trình khung DBĐHDT hiện hành và có thể thực hiện được trong thực tế của quá trình dạy học ở các trường DBĐHDT.

Kết quả các bài tự KT của HS được GV dùng để đánh giá kết quả rèn luyện của HS hàng năm đồng thời để GV phân tích điều chỉnh phương pháp dạy học.

2.2.5.3. Nội dung của biệp pháp

Một phần của tài liệu Đổi mới hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn vật lý của học sinh dự bị đại học dân tộc với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (Trang 94 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w