Mục đích của biện pháp

Một phần của tài liệu Đổi mới hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn vật lý của học sinh dự bị đại học dân tộc với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (Trang 104 - 108)

C. Tia III D Ti a

2.2.6.2.Mục đích của biện pháp

2- HS tự KT-ĐG với sự hỗtrợ của phần mềm PTES.

2.2.6.2.Mục đích của biện pháp

Sử dụng phần mềm PTES hỗ trợ việc đánh giá kết quả học tập của HS theo chuẩn kiến thức, kỹ năng; giúp ĐG chính xác độ khó, độ phân biệt của từng câu hỏi trong đề KT; ĐG chính xác độ khó, độ tin cậy của đề KT để giúp nâng cao chất lượng KT-ĐG nhằm điều chỉnh quá trình dạy học để nâng cao chất lượng dạy học

2.2.6.3. Nội dung của biện pháp

* Phần mềm PTES hỗ trợ đánh giá kết quả học tập của HS.

Sau khi tổ chức KT-ĐG kết quả học tập của HS trên máy vi tính, phần mềm sẽ lưu lại toàn bộ dữ liệu về kết quả điểm KT của HS và bài làm của HS. Phần mềm có chức năng khai phá dữ liệu có thể thông báo kết quả KT của nhóm, lớp HS nhưng đồng thời cũng cho biết bài làm chi tiết của từng HS.

Hình 2.22: Kết quả điểm KT định kỳ lần 4, năm học 2009- 2010 của trường DBĐH thành phố Hồ Chí Minh

Với kết quả này GV và cán bộ quản lí có thể ĐG được thành quả học tập của HS và so sánh HS trong từng nhóm với nhau để HS biết được kết quả học tập của mình để phấn đấu.

Hình 2.23: Kết quả điểm KT định kỳ chi tiết của HS

Với kết quả điểm chi tiết của HS, GV sẽ ĐG được mức độ nhận thức của HS; năng lực của HS so với mục tiêu dạy học đề ra. Bảng chi tiết sẽ thông báo cho GV biết HS đạt được bao nhiêu câu hỏi trong từng phần kiến thức và đạt ở mức độ nào để phân loại HS điều chỉnh quá trình dạy học cho phù hợp.

Ví dụ: Kết quả bài làm của HS được phần mềm PTES phân tích:

Kết quả này cho thấy với phần Các định luật quang hình và dụng cụ quang học: HS đã nắm được kiến thức cơ bản tuy nhiên độ hiểu kiến thức chưa sâu dẫn đến khả năng vận dụng kiến thức chưa tốt, GV phải bồi dưỡng cho HS thêm về khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề về quang hình; đối với phần kiến thức về tính chất sóng ánh sáng, HS có thể nhận biết được các công thức, các định nghĩa nhưng không hiểu sâu về bản chất nên tỉ lệ thông hiểu thấp và không đủ khả năng để vận dụng kiến thức. Đối với phần kiến thức lượng tử ánh sáng HS nắm kỹ kiến thức cơ bản và khả năng vận dụng kiến thức cơ bản tốt nhưng vấn đề hiểu sâu kiến thức vẫn chưa đạt được. ĐG chung qua kỳ KT đối với HS này là có khả năng nhận biết được kiến thức cơ bản nhưng khả năng vận dụng kiến thức chỉ đạt Khá, GV phải bồi dưỡng cho HS về khả năng thông hiểu và vận dụng kiến thức.

* Phần mềm PTES hỗ trợ ĐG chất lượng câu hỏi và đề KT:

Từ cơ sở dữ liệu, phần mềm PTES cung cấp được độ khó và độ phân biệt của câu hỏi cũng như độ khó và độ tin cậy của đề KT.

Với kết quả thông báo của phần mềm PTES, GV và các nhà quản lí có thể thấy rõ độ khó, độ tin cậy của đề KT để ĐG mức độ phù hợp của đề KT với mục tiêu dạy học và năng lực của HS để điều chỉnh đề cho các lần KT tiếp theo cho phù hợp.

Ví dụ: Đề KT có độ khó là 0,31 và độ tin cậy là 0,67, như vậy đề thuộc vào dạng khó đối với HS nhưng độ tin cậy của đề chấp nhận được, cần phải điều chỉnh độ khó của đề trong các lần sau vào khoảng 0,4 đến 0,7 mới phù hợp với đối tượng HS.

Hình 2.25: Độ khó, độ phân biệt của câu hỏi trong đề KT

Nhờ có phần mềm PTES, GV có thể KT lại hệ thống các câu hỏi đưa vào hệ thống ngân hàng đề KT trên PTES để có thể điều chỉnh câu hỏi cho phù hợp. Đối với câu hỏi nhận biết thông thường là câu hỏi dễ nên độ khó vào khoảng 0,7 đến 1; câu hỏi thông hiểu có độ khó thông thường từ 0,4 đến 0,7; câu hỏi vận dụng có độ khó thông thường từ 0,1 đến 0,5.

Ví dụ: Với câu hỏi ở hình 2.25, có độ khó 0,7 và độ phân biệt 0,3 là phù hợp với mức độ nhận biết khi ta xây dựng câu hỏi đó trong ngân hàng đề, câu hỏi này có thể sử dụng cho những lần tiếp theo, không cần phải sửa lại.

2.2.6.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Việc ĐG KQHT của HS chuẩn xác giúp điều chỉnh và thúc đẩy quá trình dạy của GV và học của HS tốt hơn. ĐG giúp phản hồi cho GV về khả năng, năng lực của mình trong việc ra đề để điều chỉnh đề và xây dựng hệ thống câu hỏi trong ngân hàng đề phù hợp với đối tượng HS và mục tiêu dạy học; phân nhóm được HS và đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với đối

tượng; HS biết được kết quả của mình để điều chỉnh phương pháp học tập tốt hơn; chú trọng học những kiến thức và rèn các kỹ năng còn yếu.

Để biện pháp này đảm bảo tính khả thi, cần mạnh dạn thay đổi quan điểm của cán bộ quản lí về việc đánh giá GV; cần có sự đầu tư cơ sở vật chất, trang bị đầy đủ máy vi tính và thường xuyên tập huấn kỹ năng sử dụng CNTT cho GV và HS.

2.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp đổi mới hoạt động kiểm tra -đánh giá kết quả học tập môn Vật lí của học sinh dự bị đại học dân tộc

Một phần của tài liệu Đổi mới hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn vật lý của học sinh dự bị đại học dân tộc với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (Trang 104 - 108)