Mục tiêu dạy học Vậtlí ở trường Dự bị đại học dân tộc

Một phần của tài liệu Đổi mới hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn vật lý của học sinh dự bị đại học dân tộc với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (Trang 38 - 40)

- Sự khác biệt:

5 Khó chấm và khó cho điểm chính xác

1.3.2.1. Mục tiêu dạy học Vậtlí ở trường Dự bị đại học dân tộc

Từ những nghiên cứu của Lê Văn Giáo [22], Lê Phước Lượng [49], Nguyễn Đức Thâm [72], Phạm Hữu Tòng [81], Đỗ Hương Trà [86],... về mục tiêu dạy học Vật lí ở các cấp học và từ thực tiễn dạy học ở trường DHĐHDT chúng tôi nhận thấy Vật lí có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu

chung của chương trình bồi dưỡng DBĐHDT là: Quán triệt tinh thần giáo dục kỹ thuật tổng hợp, chú trọng những kiến thức, kỹ năng cơ bản và phương pháp thực nghiệm mang tính đặc thù của Vật lí phù hợp với đặc điểm tâm lý và năng lực của đối tượng học sinh DTTS thi trượt ĐH. Tăng cường tính thực tiễn và tính sư phạm giúp HS nâng cao năng lực tư duy trừu tượng, hình thành cảm xúc thẩm mĩ, khả năng diễn đạt và kỹ năng thực hành Vật lí. Giúp HS có những kiến thức, kỹ năng, cơ bản, thiết thực; góp phần quan trọng vào việc phát triển năng lực trí tuệ, hình thành khả năng suy luận cần thiết cho cuộc sống. Đồng thời góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất, phong cách lao động khoa học, biết hợp tác lao động, có ý chí và thói quen tự học thường xuyên, tạo cơ sở cho HS chuẩn bị kiến thức, kỹ năng học ở ĐH.

- Kế hoạch dạy học: Thời gian học DBĐH là một năm. Ngoài việc củng cố nội dung chương trình THPT, nhà trường còn hướng dẫn cho HS phương pháp học tập, phương pháp nghiên cứu khoa học, giúp các em tiếp cận với cách học ở ĐH. Do đó, hoạt động dạy học ở trường DBĐHDT cũng rất khác biệt, không giống như hoạt động dạy học ở trường THPT và trường ĐH: GV và HS phải hợp tác với nhau; GV phải thường xuyên quan tâm đến tình cảm, mục đích học tập của HS, gắn nội dung dạy học với kinh nghiệm học của HS; quan tâm động viên HS.

HS có hạnh kiểm cả năm đạt từ khá trở lên, điểm tổng kết cuối năm của các môn học chính khoá đạt từ 5,0 trở lên sẽ được xét tuyển vào học ĐH.

- Công tác tổ chức tự học, tự KT-ĐG ở trường DBĐHDT có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình giáo dục cho HS. Quỹ thời gian dành cho tự học chiếm phần lớn thời gian nội trú. Hoạt động tự học của HS có thể diễn ra dưới sự điều khiển trực tiếp hoặc gián tiếp của GV nhằm củng cố, bổ sung, nâng cao, mở rộng kiến thức đã học, phát triển hứng thú học tập, rèn luyện kỹ năng tự học cho HS. Hoạt động tự học của học sinh DBĐHDT có những đặc điểm cơ bản như sau: Môi trường tự học có tính chất tập trung, rất thuận lợi khi được tổ chức dưới sự quản lý, theo dõi, điều khiển thống nhất ở những địa điểm nhất định với mô hình tổ chức được xây dựng chặt chẽ. Hình thức tự học

đa dạng, phong phú: Học một mình, học theo nhóm, học có GV hướng dẫn. Thời gian dành cho tự học hàng ngày chiếm khoảng 6 - 8 giờ. Khối lượng kiến thức phải được tiếp nhận trong giờ tự học lớn. Tuy nhiên nhiều HS còn thiếu tính kế hoạch trong tự học, tự học còn mang tính chất đối phó, chỉ tập trung học những nội dung sẽ KT vào buổi học tiếp theo. Ý thức học tập chưa cao, chưa tự lực, chủ động và chưa có nhiều hứng thú trong tự học để khám phá và giải quyết vấn đề.

1.3.2.2. Nội dung dạy học và kiểm tra - đánh giá kết quả học tập mônVật lí ở trường dự bị đại học dân tộc

Một phần của tài liệu Đổi mới hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn vật lý của học sinh dự bị đại học dân tộc với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (Trang 38 - 40)