Các yêu cầu đổi mới hoạt động kiểm tra đánhgiá kết quả học tập môn Vật lí của học sinh dự bị đại học dân tộc.

Một phần của tài liệu Đổi mới hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn vật lý của học sinh dự bị đại học dân tộc với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (Trang 53 - 57)

- Sự khác biệt:

6. Em có thể khai thác và làm các bài KT trên

1.6. Các yêu cầu đổi mới hoạt động kiểm tra đánhgiá kết quả học tập môn Vật lí của học sinh dự bị đại học dân tộc.

Thực tiễn đổi mới quá trình dạy học ở các cấp học, bậc học đòi hỏi phải đổi mới đồng bộ các yếu tố, từ mục tiêu - nội dung - hình thức, phương pháp - đánh giá. Không thể quá coi trọng đổi mới một vài yếu tố mà xem nhẹ các yếu tố khác. Đối với đổi mới KT-ĐG cũng không nằm ngoài quy trình đó, đòi hỏi phải đổi mới đồng bộ, toàn diện, từ mục đích, nội dung, đến phương pháp để KT-ĐG toàn diện KQHT của HS. Đánh giá toàn diện dựa trên cơ sở phân biệt mức độ nội dung, nhận thức tâm lý, yêu cầu, đảm bảo phù hợp với đối tượng học sinh DBĐHDT. Cần chú trọng các yêu cầu sau:

- Đảm bảo mục đích của việc KT-ĐG KQHT môn Vật lí:

Việc KT-ĐG KQHT môn Vật lí nhằm hai mục đích chính: Xác nhận KQHT Vật lí của từng HS qua từng chương, từng phần, từng kỳ trong năm học theo từng lĩnh vực nội dung học tập đã được quy định trong chương trình DBĐHDT và về trình độ chuẩn của môn học; Cung cấp những thông tin quan trọng và chính xác về quá trình dạy môn Vật lí ở trường DBĐHDT cho GV, cán bộ quản lý qua đó có những quyết định đúng đắn và kịp thời tác động tới việc dạy học nhằm nâng cao chất lượng học tập của HS. Hai mục đích này có quan hệ qua lại với nhau: Mục đích thứ nhất là cơ sở để thực hiện mục đích thứ hai, mặt khác mục đích thứ hai là hệ quả của mục đích thứ nhất.

- Đảm bảo tính hệ thống và liên tục trong KT-ĐG:

Quá trình học tập của HS diễn ra liên tục, nội dung học tập được trải dài qua từng bài học, từng phần, từng chương, do đó việc KT-ĐG cũng phải được tiến hành liên tục để bám sát kết quả cụ thể của HS. Tuy nhiên cần phải đảm

bảo tính hệ thống trong KT-ĐG, cần xây dựng kế hoạch KT-ĐG KQHT cụ thể trong năm học và tiến hành KT-ĐG theo kế hoạch. Không nên tiến hành KT-ĐG KQHT của HS một cách bột phát, theo sở thích của GV để tránh cho HS những hoang mang lo lắng về KQHT của mình và không xác định được kiến thức trọng tâm cần KT-ĐG. Đảm bảo tính hệ thống và liên tục trong KT- ĐG sẽ giúp GV nắm bắt được quá trình học tập của HS qua từng chương, từng phần để phân loại và điều chỉnh quá trình dạy học của HS đồng thời giúp HS tự điều chỉnh quá trình học tập của mình.

- Đảm bảo kết hợp giữa việc KT-ĐG của GV và tự KT- ĐG của HS:

Theo quan điểm dạy học mới - dạy học hướng vào người học, dạy học dựa trên việc tổ chức các hoạt động học tập cho HS nhằm tích cực hoá người học thì tự KT-ĐG còn được coi là hoạt động học tập của HS. Vì vậy, việc kết hợp giữa KT-ĐG của GV và tự KT-ĐG của HS là cần thiết và phải thực hiện thường xuyên để khẳng định đổi mới KT-ĐG có những chuyển biến thực sự.

Chúng ta phải xác định rằng KT- ĐG không chỉ là công việc của GV mà còn là công việc của HS giúp đổi mới phương pháp học tập của HS, phát huy tích tích cực, tự học, cần làm việc độc lập, chủ động trong học tập và KT- ĐG kết quả học tập của bản thân. Song, để HS thực hiện được quá trình tự KT- ĐG KQHT của mình, GV phải là người hướng dẫn, giúp HS nhận biết đúng các tiêu chí để tự KT-ĐG. Việc tự KT- ĐG của học sinh cần thực hiện ngay trong từng bước của quá trình học tập hàng ngày và mang tính điều chỉnh cao đối với mỗi người học.

Hoạt động tự KT-ĐG KQHT môn Vật lí của HS chủ yếu được thực hiện sau mỗi phần của bài học và sau mỗi bài học. Muốn tổ chức cho HS tự KT-ĐG, GV phải nhận thức đúng vai trò của học sinh - vừa là khách thể, vừa là chủ thể của quá trình KT- ĐG; Tạo điều kiện khuyến khích học sinh tham gia tích cực vào quá trình tự đánh giá kết quả học tập của bản thân, của bạn; cần chuẩn bị nội dung đầy đủ, hình thức và công cụ đa dạng trong đó cần coi trọng đến vai trò của CNTT của hoạt động KT-ĐG và tiêu chuẩn để giúp HS thực hiện hoạt động này.

- Nội dung KT-ĐG KQHT của HS phải theo chuẩn kiến thức, kỹ năng:

Nội dung KT-ĐG phải bao quát đầy đủ những nội dung học tập của môn học được quy định trong chương trình DBĐHDT, đảm bảo trọng tâm và độ sâu của kiến thức, không nên chỉ dừng lại ở câu hỏi ở mức độ nhận biết mà phải chọn lựa những câu hỏi ở mức độ thông hiểu và vận dụng.

Phải xác định được chuẩn kiến thức, kỹ năng trong KT-ĐG KQHT của HS và lấy làm cơ sở cho việc ra đề KT-ĐG theo chuẩn để phân tích, phản hồi lại HS; GV và cấp quản lý đúng năng lực của HS giúp phân loại HS theo năng lực để bồi dưỡng.

+ Về kiến thức: KT- ĐG toàn diện các mức độ nhận thức phù hợp với học sinh DBĐHDT, đòi hỏi nắm và hiểu đầy đủ quy định của chương trình, dựa trên Chuẩn kiến thức môn học. Về nguyên tắc, chương trình có bao nhiêu phần kiến thức thì phải kiểm tra đủ những kiến thức cơ bản đó.

+ Về kĩ năng: Tăng cường KT-ĐG kĩ năng học tập bộ môn, đặc biệt là kĩ năng tiếp nhận, vận dụng, thực hành để nắm vững kiến thức đã học, giải thích, đánh giá một hiện tượng; kỹ năng sử dụng các thiết bị thí nghiệm...

+ Về thái độ: Chú trọng KT- ĐG KQHT của HS sao cho bộc lộ quan điểm, thái độ, tình cảm yêu ghét, đánh giá đúng, sai... về các hiện tượng Vật lí trong khoa học và cuộc sống để rút ra bài học bổ ích cho bản thân trong học tập và phấn đấu vươn lên trong cuộc sống.

- Đảm bảo đa dạng hoá các hình thức và phương pháp KT-ĐG:

Muốn ĐG chính xác, khách quan KQHT môn Vật lí của HS DBĐHDT cần sử dụng phối hợp nhiều hình thức KT-ĐG khác nhau thông qua các kỳ KT định kỳ, kiểm tra tổng kết; tự KT-ĐG và KT-ĐG thực hành của HS.... Bên cạnh đó, cần phối hợp nhiều phương pháp đánh giá bằng KT qua quan sát của giáo viên, bài tập thực hành, thí nghiệm của HS...

Trong các đợt KT định kỳ, thi học kỳ cần nghiên cứu sử dụng có hiệu quả phương pháp TNKQ phối hợp với TL một cách hợp lý, phù hợp với đặc điểm đối tượng học sinh, mục tiêu dạy học môn Vật lí và điều kiện cơ sở vật chất của các Trường DBĐHDT giúp nâng cao tính khách quan, công bằng

trong KT-ĐG. Tuy nhiên, lựa chọn phương pháp KT-ĐG cũng nên gắn với thực tiễn dạy học ở trường DBĐHDT, không nên áp đặt một khuôn mẫu chung đối với các Trường. Ở những trường có điều kiện thuận lợi thì có thể vận dụng linh hoạt các hình thức, phương pháp KT- ĐG mới như KT-ĐG trực tiếp trên máy vi tính bằng hình thức TNKQ; kiểm tra thực hành thí nghiệm tại các phòng thí nghiệm. Ở những trường khó khăn về cơ sở vật chất có thể phối hợp TNKQ và TL tiến hành KT và chấm thủ công trên giấy....

Việc đa dạng hoá các hình thức KT-ĐG và phối hợp nhiều phương pháp KT-ĐG nhằm ĐG một cách toàn diện và hệ thống KQHT của HS. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc chấm bài và xử lý kết quả KT sao cho vừa nhanh, vừa chính xác, hạn chế được tiêu cực trong việc ĐG KQHT của HS.

- Đảm bảo việc thu thập và xử lý kết quả KT-ĐG phản hồi và thường xuyên điều chỉnh quá trình học tập:

Đổi mới về mục đích và nội dung của KT-ĐG tất yếu dẫn đến việc đổi mới cách thu thập kết quả và việc sử dụng kết quả KT-ĐG. Do đó KT-ĐG không chỉ nhằm vào mục đích duy nhất là phân loại học lực của HS, việc KT- ĐG chủ yếu nhằm vào việc đưa ra các biện pháp để nâng cao chất lượng học tập của HS nên việc thu thập và sử dụng kết quả KT-ĐG trở nên phức tạp hơn, đòi hỏi phải sử dụng nhiều kỹ thuật hơn. Sản phẩm của việc thu thập kết quả không phải chỉ là bảng ghi tổng số điểm từng bài KT của mỗi HS mà phải là bảng tổng hợp những kết quả mang tính phân tích, ĐG. Kết quả KT-ĐG phải được phản hồi đến HS và các cấp quản lý Bộ môn và lãnh đạo Nhà trường để sử dụng theo mục đích của từng bộ phận.

Do vậy các khâu này phải được coi trọng, thực hiện nghiêm túc, khoa học. Kết quả học tập đạt được có tác động rất lớn đến HS, đặc biệt là HS DBĐHDT thường có mặc cảm riêng về hoàn cảnh. Đối với HS DBĐHDT, thành tích học tập là mối quan tâm lớn nhất của HS, tạo ra một không khí thi đua, thậm chí ganh đua trong học tập vì KQHT gắn chặt với cơ hội và nghề nghiệp của HS trong tương lai. Điểm số và sự nhận xét, phân loại trong KT- ĐG vừa là mục đích vừa là động lực thúc đẩy hoạt động học tập của HS.

Điểm số chính xác, công bằng, khách quan sẽ có tác động tích cực đối với hoạt động học tập của HS. Ngược lại, điểm số không chính xác sẽ có tác động xấu đối với hoạt động học tập của HS, thậm chí có những trường hợp còn tác động có hại đối với sự phát triển nhân cách của HS. Cho nên, việc chấm bài, xử lý thông tin, ĐG kết quả phải được Nhà trường coi trọng, xem nó như một biện pháp để động viên, khuyến khích học tập, rèn luyện của HS.

Một phần của tài liệu Đổi mới hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn vật lý của học sinh dự bị đại học dân tộc với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w