Nội dung dạy học và kiểm tra đánhgiá kết quả học tập môn Vật lí ở trường dự bị đại học dân tộc

Một phần của tài liệu Đổi mới hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn vật lý của học sinh dự bị đại học dân tộc với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (Trang 40 - 42)

- Sự khác biệt:

5 Khó chấm và khó cho điểm chính xác

1.3.2.2. Nội dung dạy học và kiểm tra đánhgiá kết quả học tập môn Vật lí ở trường dự bị đại học dân tộc

Theo Quyết định số: 09/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/03/2005 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT: Về việc ban hành "Quy chế tuyển chọn, tổ chức đào tạo HS hệ DBĐH và xét tuyển vào Đại học, Cao đẳng, trung học chuyên nghiệp đối với học sinh hệ DBĐH" [68] (đã được thay thế theo Thông tư số 25/2010/TT- BGDĐT ngày 15/10/2010 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT [91]), Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định việc dạy học và KT-ĐG KQHT của HS DBĐH như sau: Thời gian đào tạo DBĐH là 8 tháng (tương đương 32 tuần) trong đó có 28 tuần thực học; 04 tuần ôn tập và thi học kỳ. HS được phân thành 4 khối: A, B, C, D.

HS được hệ thống hoá lại toàn bộ các kiến thức ở ba năm THPT. Chính vì vậy khối lượng kiến thức mà các em phải ôn tập, hệ thống rất lớn. Việc sắp xếp các hệ thống kiến thức cũng có sự thay đổi so với THPT. Chương trình dạy học ở trường DBĐHDT vừa có tính chất THPT nhưng vừa có tính chất tiếp cận giáo dục ĐH, đồng thời mang tính đặc thù đáp ứng nhu cầu tạo nguồn đào tạo cán bộ và phát triển nguồn nhân lực địa phương, miền núi, dân tộc. Đặc điểm của chương trình có tính cơ bản, hiện đại, có hệ thống, sát thực tiễn đảm bảo tính đại trà và phân hoá theo đối tượng trong đó chứa đựng một tỷ lệ nhất định phần nội dung bổ sung cho phù hợp đối tượng học sinh DTTS tạo cơ hội cho HS củng cố lại hệ thống kiến thức THPT để đủ điều kiện vào học ĐH. Vật lí là một trong 05 môn chính khoá của HS khối A dự bị đại học (gồm Lí, Vật lý, Hoá học, Tin học và Tiếng Việt). Chương trình môn Vật lý hệ

DBĐH được thực hiện theo Quyết định số 24/2006/QĐ-BGDĐT ngày 29/5/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành đề cương chi tiết 11 môn học hệ DBĐH [69], khung chương trình quy định học 5 tiết/tuần, tổng dung lượng kiến thức học trong 15 chương gồm những nội dung sau:

Bảng 1.5: Cấu trúc nội dung chương trình môn Vật lý hệ DBĐHDT

Các chương Giờ lý thuyết Giờ bàitập Tổng

Chương 1. Động học chất điểm 3 5 8

Chương 2. Động lực học chất điểm 3 4 7

Chương 3. Các định luật bảo toàn 3 4 7

Chương 4. Trường tĩnh điện 3 5 8

Chương 5. Dòng điện không đổi 3 5 8

Chương 6. Từ trường và cảm ứng điện từ 3 4 7

Chương 7. Dao động cơ 3 6 9

Chương 8. Sóng cơ 3 3 6

Chương 9. Dòng điện xoay chiều 4 7 11

Chương 10. Dao động điện từ sóng điện từ 2 3 5

Chương 11: Các định luật quang hình 6 7 13

Chương 12: Mắt và các dụng cụ quang học 4 4 8

Chương 13. Tính chất sóng ánh sáng 3 3 6

Chương 14. Lượng tử ánh sáng 4 4 8

Chương 15. Vật lý hạt nhân nguyên tử 4 5 9

Cộng 51 69 120

Ngoài ra có 20 tiết thực hành thí nghiệm gồm 10 bài, mỗi bài thực hành trong 2 tiết và được trải đều trong năm học. Giáo trình Vật lí được cấu trúc theo yêu cầu chuyên đề hoá kiến thức THPT để giảng dạy trong một năm học DBĐHDT. Bộ GD&ĐT chỉ ban hành quy định đề cương chi tiết, còn các Trường tự xây dựng giáo trình trên cơ sở tổng hợp kiến thức Vật lí ở THPT cho phù hợp với đối tượng HS của từng trường.

Trong năm học, đối với môn Vật lí, HS trải qua 04 lần kiểm tra định kỳ (6 tuần/lần kiểm tra), thời gian kiểm tra định kỳ là 60 phút và 02 lần thi học kỳ vào cuối mỗi học kỳ, thời gian thi là 120 phút. Nhà trường chịu trách nhiệm toàn diện các kỳ KT và thi, từ khâu ra đề, in ấn đề, tổ chức KT và tiến hành rọc phách, tổ chức chấm, hồi phách lên điểm như các kỳ thi Tốt nghiệp THPT; ĐH, CĐ. Kết quả điểm tổng kết môn Vật lý được tính như sau:

Điểm TBC =

Bảng 1.6: Nội dung các lần KT định kỳ và thi học kỳ môn Vật lí hệ DBĐHDT

Lần KT

và thi Nội dung kiến thức Thời gian làm bài Hình thức KT, thi

KT định

kỳ lần 1 Động học, Động lực học, Các định luật bảo toàn 60 phút Viết KT định

kỳ lần 2

Trường tĩnh điện, Dòng điện không đổi, Từ

trường và cảm ứng điện từ. 60 phút Viết Thi học

kỳ I

Động học, Động lực học, Các định luật bảo toàn, Trường tĩnh điện, Dòng điện không đổi, Từ

trường và cảm ứng điện từ, Dao động cơ học 120 phút Viết KT định

kỳ lần 3

Sóng cơ học, Dòng điện xoay chiều, Dao động và

sóng điện từ, 60 phút Viết KT định

kỳ lần 4

Các định luật quang hình, mắt và các dụng cụ quang học, Tính chất sóng ánh sáng, Lượng tử

ánh sáng, Vật lí hạt nhân nguyên tử 60 phút Viết Thi học

kỳ II

Sóng cơ học, Dòng điện xoay chiều, dao động và sóng điện từ, Các định luật quang hình, mắt và các dụng cụ quang học, Tính chất sóng ánh sáng, Lượng tử ánh sáng, Vật lí hạt nhân nguyên tử

120 phút Viết

Điểm tổng kết môn Vật lí được cộng trung bình với các điểm môn Lí, Hoá học, Tin học và Tiếng Việt để xét tuyển HS vào các trường ĐH.

Một phần của tài liệu Đổi mới hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn vật lý của học sinh dự bị đại học dân tộc với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w