- Sự khác biệt:
2- Khả năng hỗtrợ kiểm tra đánhgiá kết quả học tập môn Vậtlí của học sinh dự bị đại học dân tộc của phần mềm PTES
học sinh dự bị đại học dân tộc của phần mềm PTES
- Phần mềm PTES hỗ trợ việc tạo đề thi theo chuẩn kiến thức, kỹ năng:
Phần mềm có thể chứa hệ thống câu hỏi TNKQ được thiết kế phân loại theo mức độ nhận thức của HS. Để phù hợp với HS DBĐHDT, Phần mềm có chức năng tạo bộ câu hỏi ở 3 mức trí năng: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng. GV có thể xây dựng hệ thống câu hỏi TNKQ trên phần mềm để sử dụng làm ngân hàng đề kiểm tra. Trong phần mềm có mẫu ma trận giúp GV có thể sử dụng để thiết kế ma trận đề cho phù hợp với năng lực của từng đối tượng HS và một số ma trận đề đã soạn sẵn cho các lần KT-ĐG KQHT định kỳ và học kỳ.
Hình 2.2: Quản trị ma trận đề trong phần mềm PTES
Sau khi tạo dựng ma trận, phần mềm sẽ tạo ra một đề gốc, có thể trộn đề gốc thành nhiều mã đề theo ý đồ sư phạm của người ra đề (thông thường
Đăng ký Chọn kỳ thi Vào phòng thi Làm bài thi K ết q uả Kết thúc kỳ thi
trộn thành 5 mã đề khác nhau). Phần mềm PTES sẽ được sử dụng để GV trộn 5 mã đề thi từ 1 đề gốc được tạo theo ma trận đề:
Hình 2.3: GV sử dụng phần mềm PTES để in đề thi TNKQ - Phần mềm PTES hỗ trợ tổ chức KT-ĐG trên máy vi tính:
Khi tiến hành KT-ĐG KQHT của HS DBĐHDT trên máy vi tính, chỉ áp dụng được cho trường hợp KT-ĐG hoàn toàn bằng hình thức TNKQ. Sau khi GV ra đề dưới hình thức TNKQ, phần mềm hoàn toàn cho phép tổ chức KT-ĐG trên mạng nội bộ hoặc KT-ĐG online trên mạng Internet. HS làm bài trên máy vi tính, phần mềm sẽ lưu vết và thông báo kết quả KT-ĐG cho HS ngay sau khi tiến hành KT.
Hình 2.4: HS làm bài KT trên phần mềm PTES
Việc KT-ĐG này có tác dụng giảm nhân lực và cơ sở vật chất nhưng chỉ phù hợp với đề TNKQ và tổ chức KT trên máy tính; riêng đối với hình
thức KT theo kiểu phối hợp TNKQ và TL khi chấm bài phải chấm độc lập 2 phần TNKQ và TL rồi cộng thành điểm bài KT.
- Phần mềm PTES hỗ trợ hoạt động tự KT-ĐG cho HS:
Đối tượng HS DBĐHDT được quản lý nội trú tại Trường, thời gian học chính khoá của HS là 01 buổi/ngày, thời gian tự học của HS DBĐHDT được quản lý tại Thư viện hoặc các phòng máy tính, phòng thực hành thí nghiệm. Cơ sở vật chất của các trường DBĐHDT được Nhà nước đầu tư hệ thống máy tính và hệ thống mạng tương đối đồng bộ. Vì vậy, HS DBĐHDT thường xuyên được khai thác phòng máy tính và mạng Internet trong quá trình tự học.
Phần mềm PTES có chức năng tự KT-ĐG, HS DBĐHDT có thể truy cập vào phần mềm tham gia tự KT-ĐG bằng cách thi tự do theo các đề KT-ĐG có sẵn trên phần mềm PTES. Kết quả tự KT-ĐG được thông báo ngay sau khi HS kết thúc làm bài, giúp HS có thể tự KT-ĐG được năng lực của bản thân. HS phải trải qua các đề kiểm tra từ dễ đến khó, nếu không vượt qua được đề kiểm tra dễ bắt buộc HS phải tự ôn tập, củng cố và kiểm tra lại, phải đạt mức điểm từ 5 điểm trở lên HS mới được vào đề tự kiểm tra có mức độ khó hơn. Việc làm này tạo cho HS có tính kiên trì trong học tập và giúp HS nắm chắc kiến thức hơn thông qua việc ôn tập củng cố để có thể đạt kết quả tốt trong các kỳ thi do Nhà trường tổ chức.
Hình 2.5: HS tự KT-ĐG trên phần mềm PTES - Phần mềm PTES hỗ trợ việc phân tích đánh giá KQHT của HS:
Phần mềm PTES có chức năng lưu vết bài kiểm tra, giúp phân tích chất lượng đề (các items hay), phân tích chất lượng câu hỏi (độ khó, độ tin cậy, độ phân biệt); phân tích ĐG chất lượng của HS theo chuẩn kiến thức, kĩ năng qua đó giúp GV phần loại HS để điều chỉnh phương pháp dạy học cho phù hợp với đối tượng.
- Phần mềm PTES cung cấp tài nguyên hỗ trợ dạy học và KT-ĐG kết quả học tập môn Vật lý của học sinh DBĐHDT:
Phần mềm PTES chứa tài nguyên như một thư viện Vật lí thu nhỏ, bao gồm các chức năng: Chuẩn kiến thức, kỹ năng; giáo án, hỏi đáp Vật lí, diễn đàn trao đổi chuyên môn...
Hình 2.6: Giao diện Tài nguyên của phần mềm.
+ Chuẩn kiến thức, kỹ năng: Cập nhật liên tục chuẩn kiến thức, kỹ năng của HS DBĐHDT, là tài liệu giúp GV có căn cứ để giảng dạy đồng thời xây dựng mục tiêu KT-ĐG KQHT từng chương, từng phần.
+ Giáo án và hỏi đáp Vật lí: Là tài liệu tham khảo hỗ trợ GV trong quá trình dạy học, cập nhật các mẫu giáo án mới, các bài giảng điện tử; hỏi đáp về các hiện tượng Vật lí...
Hình 2.7: Giao diện Tài nguyên khác của phần mềm.
+ Diễn đàn: Là nơi trao đổi chuyên môn học thuật về dạy học và KT- ĐG KQHT môn Vật lí của GV và HS DBĐHDT trong cả nước. Diễn đàn trao đổi kiến thức giữa HS các trường DBĐHDT, giữa HS và GV, giữa HS và nhà quản lý giáo dục tạo cho HS được tiếp cận khoa học công nghệ, trao đổi kiến thức chuyên môn và đặc biệt giúp HS DBĐHDT được gắn bó với cộng đồng, tăng cường khả năng giao tiếp.
2.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
Việc ứng dụng CNTT trong KT-ĐG KQHT của HS là việc làm quan trọng và cần thiết, nâng cao chất lượng KT-ĐG, giúp tạo diễn đàn KT-ĐG trực tuyến, trao đổi về KT-ĐG giữa HS với GV, HS với HS, GV với GV các trường DBĐHDT một cách thuận tiện và dễ dàng. Hệ thống phần mềm PTES có thể sử dụng làm công cụ hỗ trợ đổi mới hoạt động KT-ĐG KQHT môn Vật lí của HS DBĐHDT. Các Trường DBĐHDT cần đầu tư đầy đủ và đồng bộ hệ thống phòng máy tính; hệ thống Internet đồng thời thường xuyên tập huấn nâng cao kỹ năng CNTT cho GV và HS; tập huấn sử dụng phần mềm PTES hỗ trợ các hoạt động KT-ĐG KQHT môn Vật lí.
2.2.2. Biện pháp 2: Điều chỉnh chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Vật lícủa Trung học phổ thông phù hợp với dự bị đại học dân tộc để xác định của Trung học phổ thông phù hợp với dự bị đại học dân tộc để xác định nội dung kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn Vật lí của học sinh dự bị đại học dân tộc theo chuẩn kiến thức, kỹ năng
2.2.2.1. Cơ sở khoa học của biện pháp
Đặc điểm dạy học Vật lí ở trường DBĐHDT khác với THPT vì vậy để KT-ĐG KQHT môn Vật lí cho HS DBĐHDT phù hợp với mục tiêu dạy học,
cần đổi mới nội dung KT-ĐG KQHT môn Vật lí theo chuẩn kiến thức, kỹ năng. Căn cứ chuẩn môn Vật lí ở bậc THPT do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban