hành, ĐG kĩ năng tâm vận của HS (kĩ năng quan sát, kĩ năng thao tác, kĩ năng vận dụng kiến thức, kĩ năng làm việc độc lập và theo nhóm để hoàn thành sản phẩm). Ngoài các bài thí nghiệm thực hành theo quy định của khung chương trình, GV có thể giao cho HS một số hoạt động thực hành khác có liên quan đến nội dung của bài học để các em làm tại nhà, ngoài giờ học ở trường với các dụng cụ dễ kiếm, hoặc những dụng cụ mà phòng thí nghiệm của trường có thể cho mượn. Đối với những bài thực hành có chất lượng, có tính sáng tạo cao cần được cho điểm ngang với một bài KT cuối chương hoặc cuối học kỳ. Hình thức KT-ĐG kĩ năng thực hành được sử dụng phổ biến ở nước ngoài nhưng ít được chú ý tại Việt Nam.
KT kĩ năng thực hành, thí nghiệm làm cho giảng dạy và học tập gắn với thực tế, kích thích hứng thú học tập của HS, giúp môn học hấp dẫn hơn và HS học tập năng động hơn. Tuy nhiên, hạn chế của KT kỹ năng thực hành là việc
chấm điểm chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố: Chủ quan của người làm bài và người chấm bài; yếu tố khách quan từ các điều kiện đảm bảo cho việc tiến hành KT-ĐG. Bên cạnh đó, HS hoàn thành một bài tập thực hành cũng khó hơn hoàn thành bài tập lý thuyết. KT kỹ năng thực hành thường mất nhiều thời gian: thời gian soạn bài kiểm tra thực hành; xây dựng tiêu chí KT-ĐG và cần có nhiều thông tin để phản hồi lại cho từng HS.
Để KT kỹ năng thực hành thí nghiệm cần phải đo lường được các mục tiêu sau:
- Khả năng quan sát và vận dụng kiến thức của HS vào từng thí nghiệm. - Làm được theo một quy trình cụ thể, đó là các thao tác theo đúng trình tự của các bước để hoàn thành công việc.
- Thực hiện quy trình đó đạt tới một kỹ năng nhất định.
- Tạo ra một sản phẩm cuối cùng hay kết quả đáp ứng được yêu cầu nhất định.
Sau khi HS đã thực hiện các nhiệm vụ, hoàn tất bài kiểm tra, GV cần đánh giá về kỹ năng và sản phẩm của HS. Khi đánh giá cần dựa trên các tiêu chí sau đây:
- Bài làm phản ánh được mục tiêu học tập.
- Tập trung kiểm tra những hành vi hay những khía cạnh quan trọng của các bước HS thực hiện mà thể hiện trên sản phẩm.
- Đưa ra thang điểm đánh giá chi tiết từng nội dung thực hành của HS.