Mối quan hệ giữa các biện pháp đổi mới hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Vật lí của học sinh dự bị đại học dân tộc

Một phần của tài liệu Đổi mới hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn vật lý của học sinh dự bị đại học dân tộc với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (Trang 108 - 111)

C. Tia III D Ti a

2.3.Mối quan hệ giữa các biện pháp đổi mới hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Vật lí của học sinh dự bị đại học dân tộc

2- HS tự KT-ĐG với sự hỗtrợ của phần mềm PTES.

2.3.Mối quan hệ giữa các biện pháp đổi mới hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Vật lí của học sinh dự bị đại học dân tộc

với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin

Thực tiễn đổi mới PPDH ở trường DBĐHDT đòi hỏi phải đổi mới đồng bộ các yếu tố, từ mục tiêu - nội dung - hình thức, phương pháp KT-ĐG. Không thể quá coi trọng đổi mới một vài yếu tố mà xem nhẹ các yếu tố khác. Đổi mới một yếu tố của quá trình dạy học cũng như đổi mới KT-ĐG, đòi hỏi phải đổi mới đồng bộ, toàn diện, từ mục đích, nội dung, đến phương pháp để đánh giá đúng kết quả học tập của học sinh. Các biện pháp có quan hệ hữu cơ, đồng bộ với nhau, nếu thiếu một trong các biện pháp không thể đổi mới được hoạt động KT-ĐG KQHT môn Vật lí của HS DBĐHDT.

Mối quan hệ giữa các biện pháp tạo nên một chu trình khép kín của các khâu trong hoạt động KT-ĐG KQHT của HS DBĐHDT. Trong đó khâu xác định mục tiêu cần KT-ĐG sẽ bao trùm các biện pháp còn lại. Các hình thức tổ chức KT-ĐG KQHT đều phụ thuộc vào yêu cầu của ra đề KT-ĐG nhưng việc ra đề KT-ĐG phụ thuộc vào xác định mục tiêu KT-ĐG. CNTT có thể hỗ trợ gần hết các biện pháp trên, hỗ trợ mạnh nhất đối với biện pháp đổi mới việc ra đề và tự KT-ĐG của HS trên các phần mềm KT-ĐG

Các biện pháp đã có mối liên hệ chặt chẽ với các nguyên tắc đã đề xuất, đáp ứng được các nguyên tắc đề ra trong đó biện pháp 1 là công cụ hỗ trợ đắc lực để thực hiện thành công 5 biện pháp còn lại đảm bảo thực hiện đúng 5 nguyên tắc đã đề ra giúp nâng cao chất lượng KT-ĐG KTHT môn Vật lí ở trường DBĐHDT

Như vậy, các biện pháp đổi mới KT-ĐG KQHT môn Vật lí ở trường DBĐHDT đáp ứng mục tiêu nâng cao chất lượng dạy học. Đổi mới từ nhận thức đến thiết kế đề và các biện pháp tiến hành KT-ĐG. Mỗi nội dung của việc đổi mới KT-ĐG đều có ý nghĩa quan trọng, đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, chương trình theo mục tiêu phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất của HS. Nhận thức đúng về đổi mới KT-ĐG đối với GV, HS, các cấp quản lý... có ý nghĩa định hướng hành động để KT-ĐG đạt được mục tiêu môn học.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Từ cơ sở lý luận và thực tiễn ở chương 1, luận án đã xây dựng phần mềm PTES hỗ trợ KT-ĐG kết quả học tập môn Vật lý của học sinh DBĐHDT và đề xuất một số nguyên tắc cùng các biện pháp đổi mới hoạt động KT-ĐG KQHT của HS DBĐHDT:

- Phần mềm PTES giúp tạo đề thi theo ma trận đề từ ngân hàng câu hỏi TNKQ; tổ chức các kỳ thi cho HS; giúp HS thi tự do theo đề thi tạo ngẫu nhiên từ ngân hàng câu hỏi TNKQ; cung cấp thông tin phản hồi đánh giá KQHT của HS; cung cấp tài nguyên hỗ trợ thí nghiệm vật lí và là diễn đàn trao đổi kiến thức Vật lí. Phần mềm giúp đổi mới hoạt động KT-ĐG KQHT môn Vật lí của HS DBĐHDT góp phần nâng cao chất lượng dạy học.

- Luận án đã đề xuất 5 nguyên tắc xây dựng và sử dụng hệ thống các biện pháp: Phải đảm bảo tính khách quan, công bằng; Phải tiếp cận với sự phát triển về lý luận và thực tiễn khoa học công nghệ; Phải phù hợp với thực tiễn năng lực của HS DBĐHDT; Phải đảm bảo tính khả thi; Đảm bảo tính mở. - Từ các định hướng, luận án đã đề xuất được 6 biện pháp đổi mới hoạt động KT-ĐG kết quả học tập môn Vật lí của học sinh DBĐHDT với sự hỗ trợ của CNTT: Xây dựng và sử dụng phần mềm PTES hỗ trợ KT-ĐG KQHT môn Vật lí của HS DBĐHDT; Điều chỉnh chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Vật lí của THPT phù hợp với DBĐHDT để xác định nội dung KT-ĐG KQHT môn Vật lí của HS DBĐHDT theo chuẩn kiến thức, kỹ năng; Sử dụng phối

hợp câu hỏi TNKQ với câu hỏi TL trong KT-ĐG KQHT môn Vật lí của HS DBĐHDT; Tăng cường KT-ĐG kết quả thực hành thí nghiệm Vật lí của HS DBĐHDT; Chú trọng tổ chức hoạt động tự KT-ĐG KQHT môn Vật lí của HS DBĐHDT; Sử dụng các thông tin phản hồi từ kết quả bài kiểm tra môn Vật lí của học sinh để điều chỉnh câu hỏi, đề KT-ĐG và phương pháp dạy học.

- Mỗi biện pháp đều trình bày cơ sở khoa học; đề ra mục đích, yêu cầu của biện pháp, đưa ra nội dung và điều kiện thực hiện biện pháp. Các biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm đổi mới hoạt động KT-ĐG KQHT của HS giúp nâng cao chất lượng dạy học Vật lí ở trường DBĐHDT.

Chương 3

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM3.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu Đổi mới hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn vật lý của học sinh dự bị đại học dân tộc với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (Trang 108 - 111)