Kiểm tra viết:

Một phần của tài liệu Đổi mới hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn vật lý của học sinh dự bị đại học dân tộc với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (Trang 32 - 35)

Là hình thức quan trọng nhất trong việc KT-ĐG kết quả học tập của HS. Nó có thể cung cấp thông tin cho ĐG định hình hoặc ĐG tổng kết, ĐG theo chuẩn hoặc ĐG theo tiêu chí. Bài KT thường được tiến hành vào lúc kết thúc một hoặc một số vấn đề có liên quan với nhau ở một hoặc một số chương, cuối mỗi học kỳ, trong các kỳ thi tốt nghiệp cũng như thi tuyển chọn HS giỏi phải thực hiện toàn bộ các mục tiêu của KT-ĐG KQHT của HS.

*KT viết theo kiểu tự luận (Trắc nghiệm tự luận hay TL):

Trắc nghiệm tự luận hay TL là loại hình câu hỏi hoặc bài tập mà HS phải tự viết đầy đủ các câu trả lời hoặc bài giải theo cách riêng của mình. Đây là loại hình câu hỏi và bài tập lâu nay chúng ta vẫn quen dùng để ra đề KT viết. Loại trắc nghiệm này có ưu, nhược điểm như sau:

- Ưu điểm:

Tạo điều kiện để HS bộc lộ khả năng diễn đạt những suy luận của mình do đó có thể ĐG được hoạt động này của HS; có thể thấy được quá trình tư duy của HS để đi đến đáp án, nhờ đó mà ĐG chính xác hơn về trình độ, năng lực của HS.

- Nhược điểm:

Do HS tự viết câu trả lời và bài giải nên phương án trả lời của HS cũng rất đa dạng và phong phú. Việc ĐG các phương án trả lời cũng như bài giải này sẽ thiếu tính khách quan vì phụ thuộc nhiều vào chủ quan của người chấm; việc chấm bài khó khăn, mất nhiều thời gian; điểm số có độ tin cậy thấp vì khó xác định được một cách đơn trị các tiêu chí ĐG, cũng như chứa nhiều yếu tố ngẫu nhiên (tâm trạng và sự mệt mỏi của người chấm, thứ tự các bài chấm, chữ viết...) có thể ảnh hưởng đến việc cho điểm; Việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại để chấm bài cũng như phân tích câu hỏi, đề KT, đặc biệt là khi KT-ĐG một số lớn HS gặp nhiều khó khăn.

Những nhược điểm này có thể ảnh hưởng đến những tiêu cực trong KT-ĐG như học tủ, học lệch, quay cóp...và trong việc dạy như dạy tủ, đối xử thiên vị trong KT.

TNKQ là loại hình câu hỏi, bài tập mà các phương án trả lời đã có sẵn, hoặc nếu HS phải tự viết câu trả lời thì câu trả lời phải là câu ngắn và chỉ có duy nhất một cách viết đúng. Trắc nghiệm này được gọi là “ khách quan” vì tiêu chí ĐG là đơn nhất, hoàn toàn không phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của người chấm.

- Một số dạng trắc nghiệm khách quan thường dùng: Có 5 loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tuy nhiên trong thực tế người ta thường sử dụng 4 loại câu hỏi trắc nghiệm sau đây: ghép đôi, điền khuyết, sắp lại thứ tự và câu hỏi nhiều lựa chọn [55,tr.39].

+ Loại câu hỏi TN nhiều lựa chọn: (Multiple choise question- MCQ): Đây là loại câu hỏi được sử dụng rộng rãi nhất. Dạng câu hỏi này thường đưa ra 1 nhận định và 4 đến 5 phương án trả lời, thí sinh phải chọn để đánh dấu vào 1 phương án đúng hoặc đúng nhất. Câu hỏi gồm 2 phần:

Phần chính (phần dẫn): Nêu ra một vấn đề hay đưa ra một ý tưởng rõ ràng nhằm giúp cho người làm bài có thể hiểu rõ câu TN muốn đòi hỏi điều gì để lựa chọn câu trả lời thích hợp.

Phần lựa chọn: Gồm có nhiều hướng giải đáp được đánh dấu A, B, .. hay 1, 2, 3, … mà HS có thể lựa chọn trong số đó 1 phương án đúng hay đúng nhất, phần còn lại là các câu nhiễu. Khi viết câu hỏi TN thì điều quan trọng là phải làm sao cho những câu nhiễu đó "hấp dẫn" ngang nhau hoặc gần giống với câu đúng, bắt buộc HS phải đọc kỹ bài học, dùng các thao tác lập luận chính xác mới có thể phát hiện ra sự thiếu chính xác của câu nhiễu từ đó phát hiện ra câu trả lời đúng.

+ Loại câu hỏi TN điền khuyết: có 2 dạng gồm những câu hỏi với lời giải đáp ngắn hoặc những câu phát biểu có một hay nhiều chỗ trống mà HS phải điền những cụm từ hay những con số thích hợp vào chỗ trống đó. Nói chung đây là loại câu TN có câu trả lời "tự do", học sinh có cơ hội trình bày những ý tưởng sáng tạo của mình.

+ Loại câu TN trả lời ngắn: Với loại câu TN này, HS phải sắp lại thứ tự các dòng để có được một đoạn văn bản hợp lý, hợp logic. Khi soạn câu hỏỉ

phải diễn đạt câu hỏi một cách sáng sủa nhất, chú ý đến cấu trúc ngữ pháp. Dùng những câu đơn giản, thử nhiều cách đặt câu hỏi và chọn cách diễn đạt đơn giản nhất.

+ Loại câu hỏi TN ghép đôi: Câu hỏi, bài tập dạng này thường gồm 2 cột thông tin, mỗi cột có nhiều dòng. HS phải chọn những kết hợp hợp lý giữa 1 dòng của cột này với 1 hay những dòng thích hợp của cột kia.Khi soạn câu hỏi TNKQ dạng ghép đôi phải chú ý cột câu hỏi và cột trả lời không nên bằng nhau, nên có số câu trả lời dư ra để tăng sự cân nhắc khi lựa chọn; dãy thông tin đưa ra không nên quá dài, nên thuộc cùng một loại, có liên quan đến nhau.

- Ưu điểm: Bài KT bằng TNKQ bao gồm rất nhiều câu hỏi nên có thể bao quát một phạm vi rất rộng của nội dung chương trình, nhờ đó mà các đề KT bằng hình thức TNKQ có tính toàn diện và hệ thống hơn so với các đề KT bằng TL; có tiêu chí ĐG đơn nhất, không phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của người chấm nên kết quả ĐG khách quan hơn so với TL; sự phân bố điểm của các bài KT TNKQ được trải trên phổ rộng, thu được thông tin phản hồi đầy đủ về quá trình dạy và học; có thể sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại trong việc chấm và phân tích kết quả KT, do đó việc chấm và phân tích kết quả không cần nhiều thời gian.

- Nhược điểm: Không cho phép ĐG năng lực diễn đạt của HS cũng như không cho thấy quá trình suy nghĩ, lập luận của HS để trả lời hoặc giải một bài tập. Do đó nếu chỉ sử dụng duy nhất một hình thức TNKQ trong KT-ĐG thì việc KTĐG có thể trở thành yếu tố hạn chế việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt của HS.

* Một số khác biệt và tương đồng giữa TNTL và TNKQ

Một phần của tài liệu Đổi mới hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn vật lý của học sinh dự bị đại học dân tộc với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w