Những đặc trưng cơ bản của quần thể:

Một phần của tài liệu giao an sinh 9 ki 1 (Trang 87 - 88)

- Mục tiêu: HS nắm được khái niệm quần thể, dấu hiệu cơ bản để nhận biết quần thể

Hoạt động Nội dung

GV cho HS quan sát tranh: đàn bò, kiến, ngựa, bụi tre, rừng dứa…

? Nhận xét mối quan hệ giữa các cá thể trong từng đàn bò/ kiến/ ngựa/ tre/ dứa.. như thế nào?

 Đó được gọi là quần thể sinh vật ? Vậy quần thể SV là gì?

? Kể thêm 1 số quần thể khác mà em biết? HS trả lời

HS thảo luận nhóm  làm BT mục ▼ hoàn thành bảng 47.1

HS phát biểu – HS khác bổ sung GV thông báo đáp án đúng

GV mở rộng: Một lồng gà, 1 chậu cá chép ( cùng loài, cùng sống 1 nơi). Có phải là quần thể SV hay không? TaÏi sao?

 Đó không phải là quần thể. Vì lồng gà và chậu cá mới chỉ có những biểu hiện bên ngoài của quần thể

=> Để nhận biết 1 qunầ thể SV cần có dấu hiệu bên ngoài và dấu hiệu bên trong

I. Thế nào là một quần thể sinh vật:

- Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong 1 khoảng không gian nhất định, có khả năng giao phối với nhau để sinh sản.

- Ví dụ: Rừng cọ, đồi chè, đàn chim én…

* Hoạt động 2: Những đặc trưng cơ bản của quần thể

- Mục tiêu: HS nêu được 3 đặc trưng cơ bản của quần thể, thấy được ý nghĩa thực tiễn từ những đặc trưng của quần thể

? Quần thể có những đặc trưng cơ bản nào?  3 HS nghiên cứu thông tin SGK

? Tỉ lệ giới tính là gì?

? Tỉ lệ này ảnh hưởng tới quần thể ntn? Cho ví dụ? HS trả lời theo hiểu biết

? Trong chăn nuôi người ta áp dụng điều này ntn?  Tùy loài mà điều chỉnh tỉ lệ đực cái cho phù hợp VD: Ở gà, số lượng con đực thường ít hơn con cái * Chuyển ý:

? So sánh tỉ lệ sinh, số lượng cá thể của quần thể ở hình 47 –SGK

HS quan sát  thảo luận nhóm  thống nhất ý kiến A: Tỉ lệ sinh cao, số lược cá thể tăng

B: Tỉ lệ sinh – số cá thể ổn định

C: Tỉ lệ sinh thấp, số lượng cá thể giảm GV nhận xét

? Trong quần thể có những nhóm tuổi nào? ? Nhóm tuổi có ý nghĩa gì?

 Có 3 nhóm tuổi  liên quan đến số lượng cá thể  sự tồn tại của quần thể

* Chuyển ý:

II. Những đặc trưng cơ bản của quầnthể: thể:

1. Tỉ lệ giới tính:

- Là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và cái

- Tỉ lệ giới tính đảm bảo hiệu quả sinh sản

2. Thành phần nhóm loài: ( Bảng 47.2 – SGK) ( Bảng 47.2 – SGK)

? Mật độ quần thể là gì? Mật độ có liên quan đến yếu tố nào trong quần thể?

 Mật độ liên quan đến thức ăn ? Hãy cho ví dụ?  HS nêu ví dụ

? Mật độ quần thể phụ thuộc vào yếu tố nào?

GV liên hệ: Trong sản xuất nông nghiệp, cần có biện pháp KT gì để luôn giữ mật độ thích hợp?

 Trồng dày hợp lí

Loại bỏ cá thể yếu trong đàn Cung cấp thức ăn

? Trong 3 đặc trưng trên thì đặc trưng nào là cơ bản nhất? Vì sao?  Mật độ quyết định các đặc trưng khác

3. Mật độ quần thể:

- Mật độ là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong 1 đơn vị diện tích hay thể tích

Ví dụ: Mật độ rau cải 40 cây/ m2

- Mật độ quần thể phụ thuộc: + Chu kì sống của sinh vật + Nguồn thức ăn của quần thể + Yếu tố thời tiết, hạn hán, lụt lội…

Một phần của tài liệu giao an sinh 9 ki 1 (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w