trong ống nghiệm?
HS trao đổi trả lời – GV giảng
? Ưu điểm và triển vọng của phương pháp nhân giống vô tính trong ống nghiệm?
? Cho ví dụ minh họa?
Phong Lan ( hiện nay rất đẹp và rẻ),… HS có thể hỏi: Tại sao trong nhân giống thực vật, người ta không tách tế bào già hay mô già?
Người ta chỉ dùng tb của mô phân sinh. Vì nếu dùng các tế bào già thì khi nuôi cấy phải quan khâu phản phân hóa chúng mới có thể phân bào và tái sinh thành cơ thể hòan chỉnh tốn thời gian, hóa chất, kinh phí…
Trong trường hợp cần thiết người ta mới sử dụng tb đã phân hóa (già) để duy trì các nguồn gen quí hiếm có nguy cơ tuyệt chủng
HS ghi nhận kiến thức
GV giới thiệu một số thành tựu của nhân giống vô tính
GV thông báo các khâu chính trong chọn giống cây trồng:
- Tạo vật liệu mới để chọn lọc
- Chọn lọc, đánh giá Tạo giống mới
? Người ta đã tiến hành nuôi cấy mô tạo vật liệu mới cho chọn giống cây trồng bắng cách nào?
? Cho ví dụ?
HS trả lời – GV giải thích
? Nhân bản vô tính thành công ở động vật có ý nghĩa như thế nào?
? Cho biết những thành tựu nhân bản ở VN và ở thế giới?
HS nghiên cứu SGK trả lời GV thông báo thêm:
- Đại học Texas ở Mỹ nhân bản thành công ở Hươu sao, Lợn
- Itali nhân bản thành công ở ngựa
- Trung Quốc tháng 8.2001, dê nhân bản đã đẻ sinh đôi…
cây trồng:
- Qui trình nhân giống vô tính: ( SGK) - Ưu điểm:
+ Tăng nhanh số lượng cây giống + Rút ngắn thời gian tạo cây con
+ Bảo tồn một số nguồn gen thực vật quí hiếm
- Thành tựu: Nhân giống ở cây khoai tây, mía, hoa phong lan, cây gỗ quý…
2. Ứng dụng nuôi cấy tế bào và mô trongchọn giống cây trồng: chọn giống cây trồng:
Tạo giống cây trồng mới bằng cách chọn tế bào Xôma biến dị
Ví dụ:
- Chọn dòng tế bào chịu nóng và khô từ tế bào phôi của giống CR 203
- Nuôi cấy để tạo giống lúa mới cấp quốc gia DR2 có năng suất và độ thuần chủng cao, chịu hạn, chịu nóng tốt
3. Nhân bản vô tính ở động vật:
Ý nghĩa:
- Nhân nhanh nguồn gen động vật quí hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng.
- Tạo cơ quan nội tạng của động vật đã được chuyển gen người để chủ động cung cấp cơ quan thay thế cho các bệnh nhân bị hỏng cơ quan. Vd: nhân bản ở cừu, bò,…
4) Củng cố: ( 8’)
HS trả lời các câu hỏi trong SGK
5) Dặn dò: ( 1’) - HS học bài, xem trước bài 32
- Đọc mục “Em có biết”
Tuần 17 Ngày dạy:
Bài 32. CÔNG NGHỆ GEN
I/ MỤC TIÊU: HS phải
- Hiểu được khái niệm kĩ thuật gen, trình bày được các khâu trong kĩ thuật gen - Nắm được các khâu trong công nghệ gen, công nghệ sinh học
- Biết được ứng dụng của kĩ thuật gen, các lĩnh vực của công nghệ sinh học hiện đại và vai trò của từng lĩnh vực trong sản xuất và đời sống.