Nguyên nhân của hiện tượng tượng thoái hóa

Một phần của tài liệu giao an sinh 9 ki 1 (Trang 69 - 70)

- Hiểu và trình bày được nguyên nhân thoái hóa của tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật, vai trò trong chọn giống

- Trình bày được phương pháp tạo dòng thuần ở cây ngô - Rèn kĩ năng quan sát, tổng hợp kiến thức.

II/ ĐDDH: Tranh phóng to hình 34.1, 34.3

Tư liệu về hiện tượng thoái hóa

III/ HĐ DẠY HỌC :1) Ổn định lớp: (1’) 1) Ổn định lớp: (1’)

2) Kiểm tra bài cũ : ( không kiểm tra)

3) Bài mới: (35’) GV giới thiệu:

* Hoạt động 1: Tìm hiểu hiện tượng thóai hóa.

- Mục tiêu: HS nhận biết hiện tượng thoái hóa ở ĐV, TV từ đó hiểu khái niệm thoái hóa, giao phối cận huyết

Hoạt động Nội dung

HS nghiên cứu thông tin SGK

? Hiện tượng thóai hóa ở TV và ĐV biểu hiện như thế nào?

HS xem H 34.1, 34.2  trả lời

? Theo em vì sao dẫn đến hiện tượng thoái hóa?

HS thảo luận nhóm trả lời

? Tìm ví dụ về hiện tượng thoái hóa?  Bưởi: quả nhỏ, khô

Hồng xiêm: quả nhỏ, không ngọt, ít quả… GV chốt lại kiến thức

? Thế nào là hiện tượng thóai hóa giống? HS trả lời

? Giao phối gần là gì? HS trả lời

GV chốt lại kiến thức

I. Hiện tượng thoái hóa:

1. Hiện tượng thoái hóa ở TV và ĐV:

- Ở TV: Cây ngô tự thụ phấn sau nhiều thế hệ: chiều cao cây giảm, bắp dị dạng, hạt ít - Ở ĐV: thế hệ con cháu sinh trưởng phát triển yếu, quái thai, dị tật bẩm sinh…

* Lí do thoái hóa:

- Ở TV: Do tự thụ phấn ở cây giao phấn - Ở ĐV: Do giao phối gần

2. Khái niệm:

- Thoái hóa là hiện tượng các thế hệ con cháu có sức ống kém dần, bộc lộ tính trạng xấu, năng suất giảm…

- Giao phối gần ( giao phối cận huyết): là sự giao phối giữa con cái sinh ra từ 1 cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ với con cái

* Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên nhân hiện tượng thoái hóa

- Mục tiêu: HS giải thích được nguyên nhân hiện tượng thoái hóa là do xuất hiện thể đồng hợp gen lặn hoặc gây hại

HS nghiên cứu SGK và hình 34.3

HS giải thích hình 34.3 ( màu xanh biểu thị thể đồng hợp trội và lặn)

? Qua các thế hệ tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết, tỉ lệ thể đồng hợp và dịhợp biến đổi như thế nào?

 Tỉ lệ thể đồng hợp tăng, dị hợp giảm

II. Nguyên nhân của hiện tượng tượng thoáihóa hóa

Do tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết. Vì qua nhiều thế hệ tạo ra các cặp gen đồng hợp lặn gây hại

? Tại sao tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở ĐV lại gây hiện tượng thoái hóa?

 Vì gen lặn thường biểu hiện tính trạng xấu, khi ở thể dị hợp không biểu hiện KH, khi gặp nhau ( thể đồng hợp) thì biểu hiện ra KH

GV mở rộng: Ở 1 số loài ĐV, TV cặp gen đồng hợp không gây hại nên không dẫn tới hiện tượng thoái hóa. Do vậy vẫn có thể tiến hành giao phối gần ( cà chua, bồ câu,…)

* Hoạt động 3: Vai trò của phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết

trong chọn giống

- Mục tiêu: HS chỉ ra được vai trò tạo dòng thuần của phương pháp tự thụ phấn và giao phối cận huyết.

HS nghiên cứu thông tin SGK

HS thảo luận nhóm  trả lời câu hỏi mục ▼  Do xuất hiện cặp gen đồng hợp, xuất hiện tính trạng xấu  con người dễ dàng loại bỏ tính trạng xấu đó, giữ lại tính trạng mong muốn  tạo được giống thuần chủng

GV cho HS nhắc lại khái niệm thuần chủng, dòng thuần

GV nêu Vd cụ thể

Một phần của tài liệu giao an sinh 9 ki 1 (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w