Vị trí và vai trò của kiểm tra, đánh giá trong nhà trờng.

Một phần của tài liệu thiet ke bai giang cong nghe 10 (co the xuat ban thanh sach tham khao) (Trang 132 - 134)

I. Khái quát chung về kiểm tra, đánh giá 1 Một số quan niệm về kiểm tra, đánh giá.

5. Vị trí và vai trò của kiểm tra, đánh giá trong nhà trờng.

Bản chất của kiểm tra, đánh giá không phải là một hoạt động dộc lập trong giáo dục mà nố có liên hệ mật thiết với các vấn đề khác trong nhà trờng. Nếu chỉ giới hạn trong phạm vi xem xét vai trò của kiểm tra (đợc hiểu gồm các hình thức thi và kiểm tra nói chung) đối với ngời học và ngời dạy, có thể đạt ra những vấn đề sau: Kiểm tra có liên quan nh thế nào đến việc xây dựng mục tiêu môn học? Mối tơng quan giữa phơng pháp giảng dạy và kiểm tra là gì? Kiểm tra có tác động nh thế nào đến quá trình đào tạo?

5.1. Kiểm tra với vấn đề xây dựng mục tiêu môn học.

ở mỗi cấp đào tạo, ở mỗi trờng cụ thể cũng nh ở mỗi chuyên nghành trong một trờng đại học, cao đẳng, hoặc chuyên nghiệp đều xây dựng cho mình hệ thống các mục tiêu đào tạo. Trên cơ sở các mục tiêu đào tạo này, từng môn học trong nhà trờng cần xây dựng đợc cho mình những mục tiêu cụ thể cho môn học đó. Những mục tiêu này bao gồm ba loại: Mục đích môn học, yêu cầu chung của môn học, các kĩ năng cụ thể.

Chất lợng của việc xây dựng mục tiêu môn học sẽ có tác động không những đến phơng pháp dạy, phơng pháp học mà còn tạo ra một sự ràng buộc có tính nguyên tắc đến việc kiểm tra học tập. Nhà trờng ở mọi cấp đôi khi nhận đợc sự phàn nàn từ phía ngời học hoặc ở gia đình họ rằng, bài kiểm tra đòi hỏi quá cao hoặc cho quá dễ; một số câu hỏi kiểm tra nằm ngoài chơng trình; đề kiểm tra không thể hiện đúng yêu cầu của môn học...Tất cả những điều này phần lớn là hệ quả của việc thiếu xây dựng các mục tiêu của môn học và sự gắn bó giữa nó với các nội dung kiểm tra cụ thể. Có thể nói rằng, mục tiêu của môn học quyết định nội dung và hình thức kiểm tra; hay nói cách khác, nội dung và hình thức kiểm tra cần phải bám sát mục tiêu của môn học.

Mục tiêu của môn học không những cần đợc thống nhất và truyền đạt đến từng ngời dạy của môn học đó, mà ngời học cũng cần đợc thông báo ngay từ lúc bắt đầu môn học (về mục đích môn học và yêu cầu chung của môn học), hoặc bắt đầu một chơng học (về các khái niệm cụ thể). Các mục tiêu này cần đợc diễn đạt một cách cụ thể, rõ ràng và có tính đo lờng dới dạng những chuẩn mực về kiến thức, những kĩ năng. Chính sự nắm bắt những mục tiêu này sẽ làm cho ngời học tự điều chỉnh phơng pháp học tập thích hợp cũng nh hình dung đợc yêu cầu và mức độ từng vấn đề trong chơng trình liên quan đến việc kiểm tra về sau.

Bản thân kiểm tra cũng có sự tác động ngợc đến quá trình xây dựng mục tiêu môn học. Thông thờng mục tiêu môn học đợc hoàn chỉnh dần thông qua quá trình giảng dạy và kiểm tra. Chính kết quả kiểm tra sẽ giúp cho việc xây dựng mục tiêu môn học ngày càng cụ thể, rõ ràng và bám sát hơn với yêu cầu của môn học, với trình độ của ngời học.

5.2. Mối tơng quan giữa phơng pháp giảng dạy và kiểm tra.

Các nhà trờng càng lúc càng đặt ra những yêu cầu gay gắt đối với việc nâng cao chất lợng dạy học, trong đó vai trò của phơng pháp giảng dạy giữ yếu tố quyết định. Tuy nhiên, việc điều chỉnh hoặc đổi mới phơng pháp giảng dạy mà không gắn với vấn đề kiểm tra, hoặc không xem xét tới mối quan hệ qua lại giữa chúng thì sự điều chỉnh hoặc đổi mới này khó mang lại hiệu quả mong đợi. Một phơng pháp giảng dạy tích cực tất nhiên sẽ mong đợi mang lại những phơng pháp học tập hiệu quả hơn, từ đó dẫn tới chất lợng học

tập cao hơn từ phía ngời học; nhng kết quả này xem chừng khó đạt đợc nếu không gắn nó với những hình thức và nội dung kiểm tra phù hợp.

Mặt khác, kết quả của kiểm tra (định kì và cuối khoá) cũng là một thực tế để ng- ời dạy đánh giá lại phơng pháp giảng dạy của mình cần phát huy hoặc điều chỉnh nó nh thế nào cho phù hợp với t duy của ngời học. Chính vì mối quan hệ này mà khi xem xét đánh giá việc áp dụng một phơng pháp giảng dạy không thể tách rời khỏi kết quả kiểm tra của ngời học theo phơng pháp giảng dạy đó.

5.3. Tác động của kiểm tra đến quá trình đào tạo.

Kiểm tra đợc thừa nhận là một hoạt động giữ vai trò động lực thúc đẩy cho quá trình đào tạo và tự đào tạo của ngời học. Nói nh vậy không có nghĩa là sự học chỉ diễn ra một khi có sự hiện diện cảu kiểm tra; mà chính quá trình kiểm tra có thể giúp ngời học đánh giá đợc mức độ tiếp thu của họ đối với môn học đó. Vấn đề là ở chỗ, bản thân việc kiểm tra có đáp ứng đợc những yêu cầu nh vậy hay không.

Trớc hết, việc lựa chọn hình thức kiểm tra sẽ có tác động trực tiếp đến phơng pháp học của ngời học. Chẳng hạn hình thức vấn đáp thờng làm cho ngời học chịu khó động não để hiểu thấu bản chất của vấn đề đợc học, suy nghĩ về những ứng dụng thực tiễn của nó và hạn chế đợc tâm lí của việc học tủ, hoặc trông cậy vào “những hành vi tiêu cực” trong lúc kiểm tra. Hình thức đánh giá thông qua hoạt động semina, thảo luận sẽ thúc đẩy ngời học rèn luyện những kĩ năng nghiên cứu khoa học nh đọc tài liệu tham khảo, khả năng lập luận giải quyết vấn đề, khả năng tổ chức báo cáo khoa học...Hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan làm cho ngời học quan tâm đến mọi vấn đề trong chơng trình, tuy nhiện lại hạn chế phần nào đến việc rèn luyện khả năng phân tích, đánh giá của ngời học. Tất nhiên, không có những hình thức kiểm tra nào mà không có những hạn chế nhất định. Vấn đề là ngời dạy biết phối hợp sử dụng các hình thức khác nhau để đạt đợc các mục tiêu mà môn học đã đề ra.

Tơng tự, yêu cầu của nội dung kiêm tra cũng có tác động mạnh mẽ đến phơng pháp học tập. Trong giáo dục, ngời ta thờng xây dựng các mục tiêu cụ thể của môn học theo thang kĩ năng từ thấp đến cao nh sau: Nhận biết – Hiểu – áp dụng – Phân tích – Tổng hợp - Đánh giá. Tuỳ theo mức độ yêu cầu của kiểm tra trên thang kĩ năng này mà ngời học sẽ lựa chọn phơng pháp học tập thích hợp. Chẳng hạn, nếu ngời dạy đặt ra yêu cầu từ kĩ năng áp dụng trở lên đối với một vấn đề nào đó trong chơng trình, thì ngời học tự biết không thể giới hạn tầm suy nghĩ của họ trong phạm vi thuộc lòng và hiểu một cách đơn giản về vấn đề đợc đặt ra.

Tần số kiểm tra, hay nói cách khác là số lần kiểm tra của một môn học, cũng đóng vai trò tích cực cho quá trình giảng dạy và học tập đối với một môn học. Việc kiểm tra thờng xuyên sẽ giúp cho ngời dạy có đủ thông tin để điều chỉnh kịp thời về nội dung, tiến độ của môn học, về phơng pháp giảng dạy của mình. Mặt khác, việc kiểm tra thờng xuyên cũng làm cho ngời học càng có điều kiện củng cố kiến thức và tự đánh giá năng lực học tập của mình đều đặn hơn.

Tóm lại, tất cả những vấn đề nêu trên, suy cho cùng đều nhằm đến một cái đích chung là tạo ra những sản phẩm ngày một tốt hơn trong giáo dục, cụ thể là tạo ra sự chuyển biến rõ rệt ở ngời học về tình cảm, thái độ đối với sự học; về số lợng và chất lợng của kiến thức, kĩ năng, về phơng pháp t duy khoa học, để từ đó ngời học xây dựng cho mình một hành trang bớc vào một môi trờng học tập cao hơn, hoặc bớc vào đời. Sản phẩm trong giáo dục cũng lớn nh sản phẩm của một dây chuyền công nghệ, nó phải là sự kết tinh của tất cả những yếu tố, bộ phận trong dây chuyền đó. Kiểm tra chất lợng sản phẩm trong công

nghiệp, cũng nh kiểm tra học tập trong giáo dục, là những hoạt động quan trọng góp phần tạo ra những sản phẩm đạt chất lợng cao.

Một phần của tài liệu thiet ke bai giang cong nghe 10 (co the xuat ban thanh sach tham khao) (Trang 132 - 134)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(146 trang)
w