Khái niệm về sinh tr – ởng và phát dục.

Một phần của tài liệu thiet ke bai giang cong nghe 10 (co the xuat ban thanh sach tham khao) (Trang 106 - 107)

Trong chăn nuôi, khái niệm sinh trởng và phát dục đợc sử dụng để chỉ hai mặt của quá trình phát triển của vật nuôi, trong đó:

1. Sinh trởng.

Sinh trởng thể hiện sự tăng về kích thớc, thể trọng, tức là con vật lớn lên về khối lợng, thể tích và các chiều đo của từng bộ phận cũng nh toàn bộ cơ thể trong toàn bộ quá trình phát triển.

Ví dụ: Quá trình tăng lên về khối lợng và thể tích của dạ cỏ của nghé từ lúc mới sinh ra cho đến thời điểm có đầy đủ vi sinh vật cộng sinh là quá trình sinh trởng.

Nguyên nhân của sự sinh trởng là do sự phân chia của các tế bào và sự tích luỹ các hợp chất hữu cơ của các tế bào trong cơ thể vật nuôi.

Trong công tác giống vật nuôi, ngời ta có thể đo đợc sự sinh trởng của vật nuôi bằng cách đo kích thớc các chiều cơ thể hoặc cân khối lợng cơ thể. Sự tăng khối lợng và kích thớc của cơ thể có thể diễn ra không đồng đều nh chiều dài thân tăng nhanh, khối lợng lại tăng chậm, dẫn đến con vật dài mảnh khảnh. Ngợc lại dài thân tăng chậm, khối lợng tăng nhanh, làm cho con vật ngắn, béo tròn. Dựa vào đặc điểm này, con ngời có thể điều khiển đợc sự sinh trởng của vật nuôi sao cho phù hợp với mục đích chăn nuôi của mình.

2. Phát dục.

Phát dục là sự thay đổi bản chất, sự thay đổi về chất lợng, quá trình này xảy ra liên tiếp nhau trong cơ thể vật nuôi kể từ lúc hợp tử đợc hình thành cho đến khi các cơ quan và hệ cơ quan của con vật đợc tạo thành, hoàn thiện cấu tạo và thực hiện tốt chức năng sinh lí.

Nguyên nhân của sự phát dục là sinh trởng và phân hoá tế bào, nghĩa là sự thay đổi về chất trong tế bào. Dấu hiệu bản chất của phát dục là sự xuất hiện hay hoàn thiện một cơ quan mới, dẫn đến sự thay đổi về hình thái và xuất hiện một chức năng mới của cơ thể. Cần tránh nhầm lẫn giữa sự xuất hiện cơ quan mới hay chức năng mới với sự hoàn thành cơ quan hay chức năng mới, vì sự hoàn thành cơ quan hay chức năng nào đó thuộc về khái niệm thành thục. Ví dụ khi gà trống biết gáy, ta nói nó đã trởng thành, cơ quan sinh dục đã hoàn thiện, có khả năng thụ tinh cho gà mái...là hiện tợng thành thục.

Sinh trởng và phát dục là hai quá trình sinh lí có bản chất khác nhau nhng thống nhất với nhau, hỗ trợ và thúc đẩy lẫn nhau. Sự sinh trởng tạo điều kiện cho phát dục, trên cơ sở sinh trởng, phát dục ở giai đoạn trớc làm cơ sở cho cơ thể vật nuôi tiếp tục sinh trởng, phát dục ở giai đoạn tiếp theo, cứ thể, cơ thể vật nuôi liên tục phát triển từ khi còn là bào thai cho đến lúc trởng thành rồi già cỗi.

Trong quá trình phát triển của vật nuôi, sự sinh trởng và phát dục diễn ra xen kẽ với nhau, tuỳ từng giai đoạn của đời sống cá thể mà sự sinh trởng có tốc độ lớn hơn, bằng hay nhỏ hơn phát dục. Thời kì bào thai: sinh trởng yếu hơn phát dục; thời kì trớc trởng thành: sinh trởng và phát dục đều mạnh; thời kì trởng thành: sinh trởng mạnh hơn phát dục; thời kì già cỗi: sinh trởng và phát dục đều yếu. Trong chăn nuôi, nếu một con vật có quá trình sinh trởng mạnh nhng phát dục lại yếu đó là những con vật bị “ sổi”, khả năng sinh sản kém, chất lợng giống không tốt. Ngợc lại, một con vật sinh trởng kém, phát dục mạnh là những con vật còi cọc, có khối lợng nhỏ, phẩm chất giống cũng không tốt. Muốn chăn nuôi có năng suất cao, ngời chăn nuôi phải điều khiển sự sinh trởng và phát dục của vật nuôi diễn ra theo đúng các quy luật của nó.

Một phần của tài liệu thiet ke bai giang cong nghe 10 (co the xuat ban thanh sach tham khao) (Trang 106 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(146 trang)
w