Các tiêu chí và những yêu cầ us phạm tâm lí của kiểm tra, đánh giá –

Một phần của tài liệu thiet ke bai giang cong nghe 10 (co the xuat ban thanh sach tham khao) (Trang 129 - 132)

I. Khái quát chung về kiểm tra, đánh giá 1 Một số quan niệm về kiểm tra, đánh giá.

4. Các tiêu chí và những yêu cầ us phạm tâm lí của kiểm tra, đánh giá –

4.1. Các tiêu chí của kiểm tra, đánh giá.

Đánh giá kết quả học tập của HS thực chất là việc xem xét mức độ đạt đợc của hoạt động “học” của HS so với mục tiêu đề ra đối với từng môn học. Để đánh giá khách quan, chính xác kết quả học tập cần phải có các tiêu chí cụ thể. Mục tiêu của mỗi môn học đợc cụ thể hoá thành các chuẩn kiến thức, kĩ năng; từ các chuẩn này khi tiến hành kiểm tra để đánh giá kết quả học tập môn học cần phải thiết kế thành những tiêu chí nhằm kiểm tra đợc đầy đủ cả về số lợng và chất lợng kết quả học tập của HS. Những tiêu chí đó là:

- Đảm bảo tính toàn diện: Đánh giá đợc các mặt kiến thức, kĩ năng, năng lực, thái độ, hành vi của HS.

- Đảm bảo độ tin cậy: Tính chính xác, trung thực, minh bạch, khách quan, công bằng trong đánh giá, phản ánh đợc chát lợng thực của HS, của các cơ sở giáo dục.

- Đảm bảo tính khả thi: Nội dung, hình thức, phơng tiện tổ chức kiểm tra, đánh giá phải phù hợp với điều kiện HS, cơ sở giáo dục, đặc biệt là phù hợp với mục tiêu theo từng môn học.

- Đảm bảo yêu cầu phân hoá: Phân loại đợc chính xác trình độ, năng lực HS, cơ sở giáo dục. Dải phân hoá càng rộng càng tốt.

- Đảm bảo hiệu quả cao: đánh giá đợc tất cả các lĩnh vực cần đánh giá HS, cơ sở giáo dục, thực hiện đợc đầy đủ các mục tiêu đề ra.

4.2. Những yêu cầu s phạm tâm lí của kiểm tra, đánh giá.

Trong quá trình tiến hành việc kiểm tra và đánh giá HS theo đúng các chức năng vốn có của nó, GV cần phải quan tâm đầy đủ tới một số yêu cầu s phạm và tâm lí sau:

- Trớc hết việc kiểm tra và đánh giá HS phải phục vụ cho việc thực hiện mục tiêu, nội dung và phơng pháp giáo dục xã hội chủ nghĩa.

Việc kiểm tra và đánh giá HS, kể từ việc hỏi miệng trong các giờ lên lớp cho đến việc thi tốt nghiệp trờng phổ thông, đều phải quán triệt mục tiêu, nội dung và phơng pháp giáo dục của nhà trờng xã hội chủ nghĩa.

Muốn vậy, trớc hết về mặt nội dung, việc kiểm tra và đánh giá HS phải toàn diện, nghĩa là HS phải đợc kiểm tra về toàn bộ các môn đã học, về toàn bộ các hoạt động đã tham gia theo yêu cầu của việc rèn luyện và học tập trong nhà trờng phổ thông. Kinh nghiệm cho thấy rằng những môn học không đợc kiểm tra, những hoạt động không đợc đánh giá đều bị HS và cả GV coi nhẹ.

Về mặt phơng pháp, việc kiểm tra và đánh giá HS trong nhà trờng xã hội chủ nghĩa phải đảm bảo phát huy cao độ tinh thần làm chủ – làm chủ xã hội, làm chủ tự nhiên, là

làm chủ bản thân – của thế hệ trẻ. Phơng pháp kiểm tra và đánh giá đúng đắn nhất, khoa học nhất phải là phơng pháp có tác dụng góp phần xây dựng con ngời mới, hình thành nhân cách độc lập, tự do chân chính. Phơng pháp đó phải dựa trên cơ sở của sự tin yêu giá trị con ngời, theo đúng tinh thần của chủ nghĩa nhân văn cộng ssản chủ nghĩa.

- Thứ hai, việc kiểm tra và đánh giá HS còn đòi hỏi phải thật khách quan và công bằng, thông cảm sâu sắc với tâm trạng của HS.

Việc đánh giá con ngời đòi hỏi phải có thái độ “ thực sự cầu thị”. Một số GV coi việc đánh giá kiến thức và kĩ năng của HS nh là công việc “ kĩ thuật thuần tuý”. Họ cho rằng kiến thức và kĩ năng tồn tại trong đầu óc của trẻ giống nh “chữ in trên giấy”, đã rõ là rõ, đã mờ là mờ, khi đợc kiểm tra lại thì cứ thế mà hiện lên, bất kể trong tình huống nào. Tuỳ mức độ hiện lên rõ hay mờ mà cứ “lạnh lùng” đánh giá, cho điểm. Sự thật không phải nh vậy. Quá trình tái hiện những hình ảnh, biểu tợng, khái niệm, những kiến thức và kĩ năng không bao giờ tách khỏi bối cảnh tâm lí của con ngời, trong đó đáng chú ý là các trạng thái tâm lí của con ngời nảy sinh những tình huống nhất định. Chỉ vì hồi hộp mà một HS giỏi có thể trả lời sai. Ngợc lại, phấn khởi và tự tin vì đợc thầy giáo động viên, một HS “trung bình” có thể làm bài đạt kết quả khá. Chính vì vậy mà đã từ lâu, những nhà giáo dục tiến bộ đều cho rằng sự đánh giá bằng cách kiểm tra đều đặn suốt quá trình học tập bao giờ cũng có giá trị cao hơn sự đánh giá đột xuất trong kì thi; sự kết hợp giữa hỏi miệng, kiểm tra viết và quan sát hàng ngày bao giờ cũng đảm bảo đánh giá chính xác hơn là chỉ dùng một hình thức kiểm tra nào đó mà thôi. Chẳng hạn chỉ thi viết một số môn nh hiện nay thì không thể nào đánh giá đúng đắn đợc trình độ của HS.

Thái độ của GV có ảnh hởng trực tiếp đến trạng thái tâm lí của HS trong lúc kiểm tra, thi cử; do đó gián tiếp chi phối kết quả tái hiện kiến thức và kĩ năng cũng nh kết quả t duy và t tởng sáng tạo của các em. Vì vậy, thầy giáo, cô giáo cần phải giữ thái độ thật bình tĩnh và thơng yêu HS; đồng thời khi đánh giá, cho điểm, phải thật khách quan và công bằng, phải có thái độ sử lí thật hợp tình, hợp lí, phải tuyệt đối tránh lối dùng việc kiểm tra, cho điểm nh là một vũ khí để đe doạ và trừng phạt HS. Thái độ tuỳ tiện, tự do chủ nghĩa, thành kiến, cố chấp...đều có hại cho việc kiểm tra và đánh giá trình độ về các mặt của HS. Đòi hỏi quá cao, cho điểm quá chặt sẽ tạo nên một thứ “uy tín giả” cho việc

kiểm tra, thi cử, khiến cho HS mất hứng thú học tập, mất lòng tin, sợ hãi và xa lánh. Thái độ thiên vị, nh là có thiện cảm đối với HS này, có ác ý với HS kia, sẽ dẫn đến tình trạng “yêu nên tốt, ghét nên xấu” do đó sẽ đánh giá sai sự thật và sẽ mất uy tín đối với HS.

- Sau cùng còn một yêu cầu quan trọng nữa cần chú ý đó là: phải tiêu chuẩn hoá cao và quy định rõ ràng nội dung kiểm tra đánh giá HS.

Trong quá trình hình thành và hoàn thiện nhân cách của mình, mỗi HS đợc trải qua quá trình giáo dục bao gồm các mặt giáo dục trí tuệ, đạo đức, thể chất, thẩm mĩ. Vì vậy, chất lợng học tập của HS đối với mỗi môn học thể hiện số lợng đơn vị kiến thức theo yêu cầu môn học mà HS nắm đợc ở các mức độ nhận thức (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá); đồng thời, chất lợng học tập cũng biểu hiện ở kĩ năng và thái dộ của HS sau khi có đợc những vốn kiến thức môn học. Đánh giá chất lợng học tập các môn học của HS thực chất là xem xét mức độ hoàn thành các mục tiêu giáo dục đã đặt ra cho quá trình giáo dục ở các môn học, trong đó chủ yếu là xem xét những năng lực về mặt trí tuệ mà HS đã đạt đợc sau mỗi giai đoạn học tập.

Tham gia vào quá trình học tập, HS có nhiệm vụ chiếm lĩnh những tri thức của môn học mà những tri thức này đợc mục tiêu của mỗi môn học định ra và yêu cầu HS phải đạt đợc. Trong quá trình dạy học, GV phải đặt ra kế hoạch để kiểm tra HS đạt đợc những yêu cầu về các mặt ở mức độ nào và hoàn thành đợc đến đâu so với mục tiêu đề ra. Để đạt đợc mục tiêu đó, quá trình kiểm tra, đánh giá cần phải:

+ Dựa trên một hệ thống chuẩn đánh giá có thể đa ra các thông tin chính xác. Bất kì hình thức kiểm tra, đánh giá nào cũng đòi hỏi HS phải đa ra câu trả lời hoặc lựa chọn câu trả lời mà họ cho là đúng nhất trong các câu trả lời cho sẵn. Hệ thống các câu trả lời có thể có của HS cần đợc xây dựng công phu, tỉ mỉ. Hệ thống chuẩn kèm theo hớng dẫn này cũng cần đợc xây dựng cho các hình thức đánh giá khác, ví dụ qua việc phỏng vấn HS hoặc yêu cầu HS giải thích các suy nghĩ của mình, lúc mà kiến thức đợc bộc lộ rất rõ rệt. Việc xây dựng các hớng dẫn và quy trình cho điểm cần phải có đủ độ linh hoạt và mềm dẻo cần thiết để có thể tính tới những câu trả lời của HS mà GV không thể l- ờng trớc đợc. Một cách bổ sung khác nữa là nên có nhiều cách khác nhau để HS có thể trình bày hoặc bộc lộ những gì chúng biết và có thể làm đợc, nhằm tăng khả năng tiếp cận cho HS và giảm tới mức tối thiểu những khác biệt trong cơ hội đợc bộc lộ sự hiểu biết của mình.

+ Sử dụng các nguồn chứng cứ khác nhau. Việc sử dụng nhiều nguồn chứng cứ sẽ làm tăng giá trị hoặc độ tin cậy của các suy đoán trong đánh giá. Việc sử dụng đa nguồn chứng cứ sẽ cho phép bù đắp những khiếm khuyết, yếu kém của một nguồn nào đó bằng những điểm mạnh và u thế của những nguồn khác. Điều này giúp cho GV có khả năng đánh giá một cách đầy đủ việc học của HS, tin vào sự đánh giá chuyên môn của mình về HS. Trong quá trình kiểm tra, đánh giá có thể xuất hiện những nguồn chứng cứ không trung thực chẳng hạn nh sự thành kiến, thiên vị, các kiểu cho điểm..., do đó để có đợc những kết luận có giá trị về việc học của HS, GV cần phải dựa trên những chứng cứ trung thực, không có thành kiến hoặc thiên vị dù các bằng chứng đó lấy đợc từ giáo viên khác hay từ những nguồn khác.

Việc kiểm tra chất lợng học tập sẽ giúp cho các nhà quả lí giáo dục, các giáo viên và bản thân học sinh có những thông tin xác thực, tin cậy để có những tác động kịp thời nhằm điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện sản phẩm trong quá trình dạy học. Sự điều chỉnh bổ sung kiến thức, kĩ năng, thái độ còn cha hoàn thiện giúp cho chất lợng học tập trở thành những tri thức bền vững cho mỗi học sinh.

Nh vậy, vấn đề cốt lõi nhất trong việc kiểm tra, đánh giá sức học, chất lợng học tập của HS là vấn đề đơn vị kiến thức. Không giải quyết đợc vấn đề này thì việc kiểm tra, đánh giá vẫn thiếu cơ sở chắc chắn và việc ra đề thi, chấm thi càng trở nên phức tạp, thiếu chính xác và không khách quan. Đã đến lúc, đi đôi với chơng trình dạy học bộ môn, cần xây dựng thêm chơng trình kiểm tra bộ môn, để quy định rõ ràng và công khai khối l- ợng kiến thức và kĩ năng mà HS cần nắm vững để làm bài kiểm tra và thi.

Một phần của tài liệu thiet ke bai giang cong nghe 10 (co the xuat ban thanh sach tham khao) (Trang 129 - 132)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(146 trang)
w