V Tổng d.thu (tr.đồng) 232.080 302.008 285.090 375.050 543
05 Chỉ tiêu hiệu quả
3.3.2.2. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản cố định
Hiệu quả sử dụng tài sản cố định là mục đích của việc trang bị tài sản cố định trong doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định chính là kết quả của việc cải cách tổ chức lao động và tổ chức sản xuất, khả năng tận dụng và khai thác tài sản cố định vào quá trình sản xuất kinh doanh, nâng cao công suất sử dụng tài sản cố định. Chỉ tiêu sức sản xuất của tài sản cố định phản ánh một đơn vị giá trị còn lại của tài sản cố định đem lại mấy đơn vị doanh thu thuần. Sức sản xuất của tài sản cố định càng lớn, hiệu quả sử dụng tài sản cố định càng tăng và ngược lại.
Qua số liệu bảng 14 cho thấy đối với Công ty Lăng Cô trong năm 2003 với một triệu đồng giá trị còn lại của tài sản cố định đầu tư vào kinh doanh chỉ thu được 0,23 triệu đồng doanh thu, tỷ lệ này đến năm 2004 là 0,30 và vào năm 2005 tăng lên 0,37 triệu đồng, tức là với một triệu đồng giá trị còn lại của tài sản cố định đầu tư vào kinh doanh thì thu được 0,37 triệu đồng doanh thu.
Sức sinh lời tài sản cố định cho ta biết một đơn vị giá trị còn lại của tài sản cố định tạo ra mấy đơn vị lợi nhuận, sức sinh lời càng lớn thì hiệu quả sử dụng tài sản cố định càng cao. Qua bảng 14, ta thấy tỷ lệ sức sinh lời của tài sản cố định, năm 2003 của Công ty Lăng Cô là -0,02, năm 2004 vẫn - 0,02, qua năm 2005 là -0,09 tức là cứ một triệu đồng giá trị còn lại của tài sản cố định thì mức lỗ tương ứng qua các năm 2003 là -0,02, 2004 là -0,02 và năm 2005 là -0,09.
Sức hao phí tài sản cố định cho thấy, để có một đơn vị doanh thu thuần, doanh nghiệp cần phải có bao nhiêu đơn vị giá trị còn lại của tài sản cố định. Suất hao phí càng lớn thì hiệu quả sử dụng tài sản cố định càng thấp. Cũng qua bảng 14, ta thấy sức hao phí giảm dần qua các năm, cụ thể năm 2003 là 4,23, năm 2004 là 3,37, năm 2005 là 2,71 cho thấy giá trị còn lại của tài sản cố định dùng vào sản xuất kinh doanh đã giảm dần với tỷ lệ tương ứng trên dưới 30%.
Bảng 14: Một số chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản cố định của hai Công ty
ĐVT: Triệu đồng
Công ty TNHH Du lịch Lăng Cô Bình quân 3
Công ty TNHH DV-DL Thanh Tâm Bình quân 3
So sánh Công ty
Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
01 Doanh thu thuần 3.858,22 4.586,40 5.279,23 4.574,62 1.319,23 2.023,00 2.342,71 1.894,98 41,42
02 Lợi nhuận sau thuế -297,24 -335,63 -1.291,73 -641,53 118,52 113,96 46,79 124,12
03 Giá trị còn lại của TSCĐ 16.657,71 15.473,63 14.289,55 15.473,63 3.722,45 3.753,18 5.354,86 4.276,83 27,64
04 Chỉ tiêu hiệu quả
4.1 Hiệu suất sử dụng TSCĐ (1/3) 0,23 0,30 0,37 0,30 0,35 0,54 0,44 0,44 147
Tỷ lệ so với năm trước (%) 130 123 126,5 154 81,48 117,74 93,1
4.2 Hệ số sinh lời TSCĐ (2/3) -0,02 -0,02 -0,09 -0,04 0,03 0,03 0,09 0,02
Tỷ lệ so với năm trước (%) 100 95,50 97,75 100,00 26,67 63,33 64,79
4.3 Suất hao phí của TSCĐ (3/1) 4,32 3,37 2,71 3,47 2,82 1,85 2,29 2,32 66,86
Tỷ lệ so với năm trước (%) 78 80 79 65,6 123,8 94,7 120
(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh và bảng chỉ tiêu về vốn của 2 Công ty các năm 2003,2004,2005)
Nhìn chung qua sự phân tích ở trên chúng ta có thể thấy rằng, hiệu quả sử dụng tài sản cố định của Công ty chưa cao, Công ty cần phải có những biện pháp tích cực hơn nữa để nâng cao công suất sử dụng buồng, phòng, nhằm tăng doanh thu nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng tài sản cố định.
Cũng qua cách phân tích tương tự như trên, chúng ta thấy đối với Công ty Thanh Tâm năm 2003 cứ một triệu đồng của tài sản cố định đã tạo ra 0,35 triệu đồng doanh thu, 2004 tạo ra 0,54 triệu đồng và 2005 tạo ra 0,44 triệu đồng. Sức sinh lời tài sản cố định qua các năm cũng đạt khá cao năm 2003 và năm 2004 đạt 0,03 triệu đồng, sang năm 2005 tăng lên 0,09 triệu đồng, trong lúc đó sức hao phí của tài sản cố định thì giảm, điều này chứng tỏ rằng hiệu quả sử dụng tài sản cố định của Công ty Thanh Tâm khá tốt. Tuy nhiên, Công ty cũng cần tích cực áp dụng các biện pháp để nâng cao hơn nữa công suất sử dụng buồng, phòng, tăng doanh thu để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định.
So sánh giữa Công ty Thanh Tâm với Công ty Lăng Cô, chúng ta thấy rằng hiệu suất sử dụng tài sản cố định tăng 147%, hệ số sinh lời của tài sản cố định cũng cao hơn, suất hao phí của tài sản cố định chỉ đạt 66,86%. Điều này chứng tỏ rằng Công ty Thanh Tâm sử dụng tài sản cố định hiệu quả hơn Công ty Lăng Cô, nguyên nhân là do Công ty Thanh Tâm đầu tư với quy mô nhỏ nên tài sản cố định được sử dụng có hiệu quả hơn, trong lúc đó Công ty Lăng Cô lại đầu tư lớn nên một điều khó tránh khỏi là hiệu quả sử dụng tài sản sẽ đạt thấp do lượng khách du lịch thời gian đầu mới đi vào hoạt động khó có thể đạt cao.