V Tổng d.thu (tr.đồng) 232.080 302.008 285.090 375.050 543
a. Nguyên nhân khách quan
Mặc dù được Đảng và Nhà nước xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, nhưng cho đến nay bộ máy để quản lý từ Trung ương xuống địa phương và các cơ sở kinh doanh khách sạn là không ổn định, không thống nhất. Các văn bản pháp luật về du lịch chậm hòan thiện và thống nhất, còn tình trạng chồng chéo. Công tác quản lý về du lịch còn có quá nhiều cơ quan tham gia cụ thể như ngành du lịch, cơ quan công an, y tế ...
Cơ sở hạ tầng của Khu du lịch Lăng Cô trong những năm qua đã có những bước tiến lớn, làm thay đổi đáng kể bộ mặt của thị trấn Lăng Cô. Tuy nhiên so với yêu cầu để phát triển du lịch thì còn thiếu và chưa đồng bộ, tiến độ triển khai một số dự án quá chậm làm ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh chung của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch.
Hệ thống bưu chính viễn thông tuy đã có những bước phát triển nhảy vọt nhưng vẫn chưa theo kịp được với trình độ phát triển chung của khu vực, đặc biệt mức giá bưu chính viễn thông còn quá cao, nhìn chung giá điện thoại quốc tế cao gấp 2 - 3 lần so với các nước trong khu vực. Điều này cũng sẽ dẫn đến thất thu lớn cho ngành viễn thông nói chung và doanh thu của các khách sạn nói riêng, vì thông thường khách thường hay nhận cuộc gọi từ nước ngoài nhiều hơn là gọi điện tại khách sạn. Cũng như giá điện thoại, hầu như ngành du lịch phải chịu giá các dịch vụ ở mức cao nhất, cụ thể như giá điện, nước.
Hầu hết các doanh nghiệp du lịch có các công cụ sản xuất như xe ô tô, điều hoà nhiệt độ, nhiều thiết bị chuyên dùng khác nằm trong diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Ví dụ: Ô tô chở khách du lịch 50 chỗ ngồi, công cụ sản xuất hết sức quan trọng của du lịch, khi nhập phải chịu mức thuế 100 - 150%, máy điều hoà nhiệt độ phải chịu thuế 30%, bồn tắm mức thuế 40 - 60%... Do đó, các doanh nghiệp du lịch khó có khả năng nhập các loại thiết bị tốt để tạo ra sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của du khách, nhất là du khách quốc tế. Điều này ảnh hưởng đến giá thành du lịch, đến sức cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh du lịch của từng doanh nghiệp.
đó hầu hết các doanh nghiệp không có đủ khả năng để tuyên truyền các sản phẩm du lịch của mình ra nước ngoài.
Gần đây Nhà nước đã cho phép các doanh nghiệp du lịch chi hoa hồng cho môi giới từ 5 - 7% trên doanh thu. Nhưng thực tế các doanh nghiệp thường phải chi từ 10 - 20%, cá biệt có những lúc phải chi cao hơn, do đó khả năng thu hút khách của các doanh nghiệp kém, đề nghị Nhà nước xem xét không khấu trừ thuế trên khoản này. Thuế này Nhà nước nên thu từ các đối tác thụ hưởng hoa hồng, như vậy mới đảm bảo công bằng.
Chưa có hiệp hội khách sạn (chỉ mới có hiệp hội du lịch) để họ có tiếng nói chung, nhằm trao đổi kinh nghiệm chất lượng phục vụ bảo vệ quyền lợi, uy tín của hệ thống khách sạn, giữ giá trong cạnh tranh...