Vị trí địa lý, địa hình

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch tại khu kinh tế chân mây lăng cô, tỉnh thừa thiên huế (Trang 57 - 59)

V Tổng d.thu (tr.đồng) 232.080 302.008 285.090 375.050 543

02 Doanh thu bán hàng 21.200 9.654 8.980 9.570

2.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình

- Vị trí địa lý của Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô

Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô nằm ở phía Tây Nam tỉnh Thừa Thiên Huế, bao gồm khu vực thị trấn Lăng Cô, xã Lộc Thủy, Lộc Tiến, Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc, có diện tích 27.108 ha.

Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô có một vị trí hết sức quan trọng, nằm trên trục quốc lộ 1A, là trung điểm của hai thành phố trọng điểm của khu vực miền Trung là thành phố Huế và thành phố Đà Nẵng; có các trục giao thông quan trọng của quốc gia chạy qua như tuyến đường bộ, tuyến đường sắt Bắc-Nam; đồng thời lại là một trong những cửa ngõ thông ra biển đông của hành lang kinh tế Đông – Tây: trục quốc lộ 1A- trục đường 9, trục 49 qua cửa khẩu Hồng Vân nối với Saravan, trục 14b qua cửa khẩu Bờ Y, đường 18 của nước bạn Lào, đây là các trục

hành lang Đông-Tây quan trọng nối Việt Nam với Nam Lào và Đông Bắc Thái Lan.

Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô là nơi hội tụ đủ các điều kiện tiềm năng, thế mạnh về biển, đồng bằng, gò đồi, rừng núi. Đặc biệt là tài nguyên cảnh quan thiên nhiên phục vụ phát triển du lịch (bãi biển Lăng Cô, Cảnh Dương, Đầm Lập an) và vịnh Chân Mây đang được xây dựng thành cảng nước sâu Chân Mây ... là các điều kiện quan trọng để xây dựng khu vực này thành trung tâm kinh tế quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nước trong tương lai.

Vùng nước sâu khu vực vịnh Chân mây có độ sâu từ 6-14m, vùng có độ sâu lớn hơn 10m chiếm 40% diện tích của vịnh, cửa vịnh rộng 7km, hội đủ điều kiện hình thành cảng nước sâu. Ở đây đã xây dựng cảng và đã có một khối lượng hàng hoá tương đối lớn qua cảng. Cảng Chân Mây có khả năng tiếp nhận các tàu trọng tải đến 50.000 DWT phục vụ giao lưu hàng hoá và tàu du lịch cở lớn như Super Star leo dài 268m phục vụ khách du lịch tàu biển đến với khu vực miền trung, với vùng hấp dẫn lớn (hậu phương rộng) gồm khu Bắc miền Trung, tiếp chuyển hàng hoá quá cảnh của Lào, Campuchia và miền Trung và Bắc Thái lan. Hội nghị Tiểu khu vực sông Mêkông mở rộng tại Chiềng Mai (Thái lan) tháng 6/1993 đã khẳng định, Cảng Chân Mây sẽ là một trong các cảng biển của vùng Đông Nam Á, một trong những đầu mối ra biển đông của hàng lang kinh tế Đông-Tây.

Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô có quỹ đất lớn trên nền cát ven biển, khu vực gò đồi, sản xuất nông nghiệp ít hiệu quả, song nền địa chất ổn định, thuận lợi cho xây dựng các công trình công nghiệp và dân dụng, giao thông và đô thị, khai thác phát triển du lịch.

Với vị trí địa lý kinh tế thuận lợi về giao lưu quốc tế cũng như với các vùng khác trong cả nước: Nằm giữa hai đô thị lớn của miền Trung (Huế-Đà Nẵng), giữa hai cảng hàng không Phú Bài và Đà Nẵng (cách cảng hàng không Phú Bài 36 km, cách cảng hàng không Đà Nẵng 32 km); gần các di sản thiên nhiên và văn hoá thế giới như: Động Phong Nha, Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, có Lăng

Cô nằm trong vùng du lịch trọng điểm quốc gia (Cảng Dương-Lăng Cô-Hải Vân- Non nước, vườn Quốc gia Bạch Mã ). Vị trí trung tâm của Khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô còn được thể hiện qua vị trí đầu mối trên các tuyến giao lưu quốc tế và liên vùng, tuyến trục Bắc Nam và Đông Tây của miền Trung, là cửa ngõ hướng ra biển Đông của các nước trong Tiểu khu vực Mê Kông mở rộng, đặc biệt là với các nước Lào, Campuchia và Thái Lan... lại đang được Nhà nước tập trung đầu tư xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng (giao thông, điện nước, bến bãi, kho hàng...) tạo môi trường thuận lợi hình thành đô thị mới, khu công nghiệp tập trung, trung tâm thương mại, dịch vụ. Đó là những tiền đề cơ bản thúc đẩy kinh tế-xã hội khu vực Chân Mây-Lăng Cô phát triển mạnh trong thời gian tới.

- Địa hình, địa mạo, địa chất:

Trên địa bàn khu vực Chân Mây-Lăng Cô có đầy đủ các loại địa hình: biển, ven biển, đầm, đồng bằng, gò đồi, rừng núi. Khu vực đất liền với địa hình chủ yếu thuộc đồng bằng có vùng đất khá bằng phẳng với độ cao từ 2-10m. Đất đai chủ yếu là cát mịn chặt.

Vịnh Chân Mây có cửa rộng 7 km, cửa vịnh quay về hướng Bắc, đáy vịnh quay về hướng Nam. Vịnh có diện tích mặt nước khoảng 20 km2, độ sâu của vịnh từ 6-14m, vùng có độ sâu lớn hơn 10m chiếm khoảng 40% diện tích của vịnh. Phía Đông của vịnh đươc che chắn bởi mũi Chân Mây Đông dài 2 km, cao trung bình 100m. Mũi Chân Mây Đông che chắn các hướng gió chính là Đông Bắc-Đông và một phần hướng gió Bắc.

Cấu tạo địa chất vùng nghiên cứu bao gồm các hệ Kainơzoi, Paleozôi, Mezizôi muộn, - Kainơzoi, Mezizôi sớm. Các dứt gãy không đi qua khu vực xây dựng công trình. Khu vực giàu khoáng sản đặc biệt là đá vôi, sét, cát sỏi, cao lanh, đá xây dựng có khối lượng lớn.

Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng có cấp động đất 5,0 độ richter.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch tại khu kinh tế chân mây lăng cô, tỉnh thừa thiên huế (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(158 trang)
w