Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch tại khu kinh tế chân mây lăng cô, tỉnh thừa thiên huế (Trang 66 - 67)

V Tổng d.thu (tr.đồng) 232.080 302.008 285.090 375.050 543

02 Doanh thu bán hàng 21.200 9.654 8.980 9.570

2.1.3. Đánh giá chung

Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô có nhiều tiềm năng, thế mạnh và hội đủ các yếu tố để phát triển nhiều lĩnh vực, trong đó phát triển du lịch là một trong những vấn đề được quan tâm, cụ thể như sau:

- Lợi thế về vị trí địa kinh tế, chính trị, là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển lâu dài và ổn định trong chiến lược phát triển lãnh thổ khu vực miền Trung của Việt Nam. Nằm ở vị trí trung tâm giữa 2 thành phố lớn của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung là Huế và Đà Nẵng, có cảng nước sâu Chân Mây đa chức năng; gần sân bay quốc tế Phú Bài và Đà Nẵng; giao thông bộ và sắt thuận lợi (có quốc lộ 1A, đường sắt xuyên Việt và nằm trong phạm vi ảnh hưởng và vai trò quan trọng

của hành lang Đông-Tây); có đô thị mới được quy hoạch phát triển là thành phố công nghiệp-dịch vụ, phát triển theo tiêu chuẩn của một đô thị văn minh, hiện đại.

- Tại đây có nhiều tiềm năng phát triển du lịch- dịch vụ như Khu du lịch Lăng Cô, bãi biển Cảnh Dương, đèo Hải Vân ... đã tạo ra lợi thế so sánh rất lớn về sự hình thành và phát triển của các ngành du lịch, dịch vụ. Trong đó khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng quốc tế Lăng Cô đã và đang được xây dựng, bước đầu thu hút được nhiều dự án đầu tư.

- Lợi thế về điều kiện cơ sở hạ tầng được Nhà nước quan tâm đầu tư đồng bộ như: giao thông, cấp điện, cấp nước, bưu chính viễn thông, các công trình tiện ích xã hội, đó là những điều cơ bản tạo điều kiện cho sự phát triển của khu vực này trong thời gian đến.

Có thể nói, với những điều kiện về tiềm năng và thế mạnh kể trên, cùng với những cơ chế chính sách ưu đãi thông thoáng, sự quan tâm của Đảng, Chính phủ và lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế chắc chắn rằng trong thời gian đến Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô sẽ tạo ra sự đột phá trong việc phát triển kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nói chung.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch tại khu kinh tế chân mây lăng cô, tỉnh thừa thiên huế (Trang 66 - 67)